logo

Đề thi Học kì 2 Văn 7 có đáp án - Đề 1


Đề thi Học kì 2 Văn 7 có đáp án - Đề 1


ĐỀ BÀI:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

                                               (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)

1. Phần trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

3. Ghi lại một câu ở trong phần trích trên có sử dụng phép liệt kê. Gạch chân từ (cụm từ) dùng để liệt kê trong câu đó. (1,0 điểm)

4. Xét về mặt cấu tạo, các câu: “Than ôi!”, “Lo thay!”, “Nguy thay!” thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

5. Nếu em là người đang tham gia hộ đê, lúc đó em có suy nghĩ gì? (1,0 điểm)

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)

Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

-Hết-


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:                   

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Giám khảo chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm.

- Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo của học sinh.

- Điểm lẻ tính đến 0,25 điểm.

B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

1

 

Tên văn bản: Sống chết mặc bay

0,5

Tác giả: Phạm Duy Tốn

0,5

2

Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân.

1,0

3

HS nêu được một trong các câu sau:

+ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.

+ Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi.

+ Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên.

*Lưu ý: HS nêu đúng câu có chứa phép liệt kê: (0,5 điểm) chỉ ra đúng từ ngữ dùng để  liệt kê trong câu đó (0,5 điểm)

 

 

1,0

 

 

4

Câu đặc biệt

0,5

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc

0,5

5

- Mức 1: Học sinh nêu được suy nghĩ sâu sắc, cụ thể, hợp lý và thuyết phục.

1,0

- Mức 2: Học sinh nêu được suy nghĩ nhưng còn hời hợt, thiếu cụ thể.

0,5

- Mức 3: Học sinh không có câu trả lời hoặc trả lời không phù hợp với yêu cầu của đề.

0,0

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)

Tiêu chí đánh giá

Điểm

1. Yêu cầu chung

 

- Xác định đúng vấn đề cần giải thích và vận dụng được các phương pháp  để viết bài văn nghị luận giải thích.

- Cách lập luận giải thích phải mạch lạc, dễ hiểu.   

- Đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.   

2. Yêu cầu cụ thể

5,0

* Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận giải thích:

Mở bài: Nêu luận điểm cần được giải thích. Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề được giải thích.

 

0,5

* Xác định đúng vấn đề giải thích: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

0,25

 * Triển khai nội dung giải thích:

a. Giải thích nghĩa câu tục ngữ:

 - Nghĩa đen:

+ Ăn được quả ngon ngọt thì phải nhớ đến công lao của người trồng cây.

 - Nghĩa bóng:

+“Ăn quả”: Người thụ hưởng thành quả

+ “Kẻ trồng cây”: Người tạo ra thành quả

=> Người được hưởng thành quả lao động phải biết ơn những người tạo ra nó.

 

 

3,0

 b. Vì sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?

 - Tất cả những thành quả lao động từ vật chất đến tinh thần không phải tự nhiên có mà do công sức của con người làm ra. Nên những người hưởng thụ phải biết ơn công lao của những người làm ra thành quả đó.

 - Biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lý làm người, là bổn phận, là trách nhiệm của người hưởng thụ, …

c. Nhớ kẻ trồng cây ta phải làm gì?

 - Thể hiện bằng hành động cụ thể, thiết thực và có ý thức bảo vệ, phát huy những thành quả đạt được.

 - Cần phải có thái độ biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả.

 * Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Câu tục ngữ giúp ta hiểu rõ đạo lý làm người, khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã cho ta thành quả.

 

0,5

 * Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, trôi chảy, lôi cuốn, hấp dẫn.

0.5

 * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

- Hết-

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021