logo

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 5 và 6 - Đề 9


Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 5 và 6 - Đề 9


ĐỀ BÀI

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

MỨC ĐỘ BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1), 3,3-đimetylbut-1-en (2), 3-metylpent-1-en (3), 3metylpent-2-en (4). Những chất đồng phân là 

A. (2), (3) và (4).

B. (1), (2) và (3).             

C. (1), (3) và (4).            

D. (1) và (4).

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của ankan?

A. Làm khí đốt, xăng dầu cho động cơ.

B. Làm dung môi, dầu mỡ bôi trơn, nến.

C. Làm nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ khác.

D. Tổng hợp trực tiếp polime có nhiều ứng dụng trong thực tế.

Câu 3: Propen không thể điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây?

A. Ancol etylic.

B. Butan.                        

C. Propan.                      

D. Propin.

Câu 4: Phản ứng hóa học giữa metan với khí clo (chiếu sáng) thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Cộng.

B. Thế.                            

C. Oxi hóa.                     

D. Tách.

Câu 5: Trùng hợp chất nào sau đây có thể tạo ra cao su Buna?

A. Buta-1,4-đien.            

B. Buta-1,3-đien.           

C. Isopren.                      

D. Penta-1,3-đien.

Câu 6: Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn: CH3-CH2-CH2-CH(C2H5)CH3. Tên gọi theo danh pháp thay thế của X là

A. 2-etylpentan.

B. 4-etylpentan.              

C. 3-metylhexan.            

D. 4-metylhexan.

Câu 7: Chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime?

A. Propilen.

B. Vinyl clorua.              

C. But-1-in.                    

D. Isopren.

MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)

Câu 8: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?

A. Butan.

B. Buta-1,3-đien.            

C. Axetilen.                    

D. Propen.

Câu 9: Để tinh chế khí etilen trong hỗn hợp với axetilen có thể cho hỗn hợp qua dung dịch X lấy dư. X là

A. Ca(OH)2.

B. KMnO4.                     

C. Br2.                            

D. AgNO3/NH3.

Câu 10: Khi thực hiện phản ứng tách H2 từ hợp chất X có công thức phân tử C5H12 thu được hỗn hợp 3 anken là đồng phân cấu tạo của nhau. X là

A. 2,2-đimetylpentan.

B. 2-metylbutan.             

C. pentan.                       

D. 2,2-đimetylpropan.

Câu 11: Số đồng phân cấu tạo ankađien liên hợp có công thức phân tử C5H8

A. 2.                                

B. 3.                               

C. 4.                                

D. 5.

Câu 12: Khi cho isopentan tác dụng với khí clo (chiếu sáng) thì số sản phẩm monoclo thu được là

A. 1.

B. 2.                               

C. 3.                                

D. 4.

Câu 13: Để phân biệt khí CH4 với khí C2H4 và SO2 có thể dùng dung dịch

A. Br2.

B. Ca(OH)2.                    

C. Ca(OH)2 và Br2.        

D. AgNO3/NH3.

Câu 14: Trong các chất sau: propen, but-1-en, but-2-en, 2-metylbut-2-en, chất có đồng phân hình học là

A. propen.

B. 2-metylbut-2-en.        

C. but-2-en.                    

D. but-1-en.

Câu 15: Hiđrat hóa anken X chỉ tạo được 1 ancol duy nhất. X là

A. metylpropen.              

B. propen.                       

C. but-2-en.                    

D. but-1-en.           

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 16: Số đồng phân cấu tạo của ankin có công thức phân tử C6H10 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo kết tủa vàng là

A. 5.

B. 2.                                

C. 3.                                

D. 4.

Câu 17: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là (Cho H=1, C=12, Br=80)

A. 0,1 và 0,05.

B. 0,05 và 0,1.                

C. 0,03 và 0,12.              

D. 0,12 và 0,03.

Câu 18: Cho 0,3 mol hỗn hợp gồm 2 anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng vào dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng thêm 15,4 gam. Công thức phân tử của 2 anken là (Cho H=1, C=12, Br=80)      

A. C2H4, C3H6.

B. C3H6, C4H8.

C. C4H8, C5H10.

D. C5H10, C6H12.

Câu 19: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là (Cho H=1, C=12, O=16)

A. 20,40 gam.                 

B. 18,60 gam.                 

C. 18,96 gam.                 

D. 16,80 gam.

Câu 20: 2,8 gam anken X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam  r2. Hiđrat hóa X chỉ thu được một ancol duy nhất. X là (Cho H=1, C=12, Br=80)

A. etilen.                         

B. but-2-en.                    

C. 2,3-đimetylbut-2-en.  

D. hex-2-en.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1: Viết phương trình hóa học hoàn thành chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là 1 phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có):

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 5 và 6 - Đề 9 I Toploigiai

Câu 2: Hỗn hợp khí X gồm anken A và ankin B (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) có khối lượng 12,4 gam và có thể tích là 6,72 lít (đktc). Xác định công thức phân tử và số mol của A và B trong X. (H = 1, C=12, N=14, O=16, Ag=108, Br=80)

 ----------- HẾT ----------


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

A

B

B

C

C

A

D

B

A

D

C

C

C

D

B

B

C

B

Phần 2:Tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

1

Viết đúng PTHH

4x0,25

2

Xác định số mol hỗn hợp và MTB 

0,25

Gọi  T anken là  nH2n , CT ankin là CnH2n-2

M anken = 14n;    M ankin = 14n-2

14n > 41 và 4n-2 < 41

→  41< 14n < 43

→ n=3 →  T : C3H6  và C3H4

                    x mol      y mol                   

 

 

0,5

42x + 40y = 12,4    x + y = 0,3 

→ x= 0,2 ; y = 0,1

 

0,25

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021