logo

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 5 và 6 - Đề 8


Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 5 và 6 - Đề 8


ĐỀ BÀI

Phần 1: Trắc nghiệm

MỨC ĐỘ BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Công thức phân tử của butađien và isopren  lần lượt là

A. C4H6 và C5H10.            

B. C4H4 và C5H8.                 

C. C4H6 và C5H8.          

D. C4H8 và C5H10.

Câu 2: Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đồng phân hình học?

A. CHCl=CHCl.               

B. CH3CH=CHCH3.          

C. CH3CH=CHC2H5.   

D. (CH3)2C=CHCH3.

Câu 3:  Cho các nhận xét sau:

(1)  Anken là hidrocacbon mà phân tử có chứa 1 liên kết đôi  = .

(2)  Những hidrocacbon có công thức phân tử CnH2n là anken.

(3)  Anken là hidrocacbon không no mạch hở có CTPT là CnH2n.

(4)  Anken là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết đôi  = .

Nhận xét đúng là:

A. (2), (3), (4).                    

B. (1), (4).                         

C. (3), (4).                      

D. (1), (3), (4).

Câu 4: Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều làm mất màu dung dịch brom?

A. Metan, butađien, etilen.                                             

B. Isobutan, axetien, etilen.         

C. Propen, butađien,propin                                           

D. Axetien, etan, propen.

Câu 5: Sản phẩm chính của phản ứng giữa buta-1,3-đien và H r ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1) là

A. CH3CHBrCH=CH2.                                                  

B. CH3CH=CHCH2Br.      

C. CH2BrCH2CH=CH2.                                                

D. CH3CH=CBrCH3

Câu 6: Các hiđrocacbon no được dùng làm nhiên liệu do

A. có phản ứng thế.                                                       

B. có phản ứng cháy.

C. cháy toả nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên.     

D. là chất ít tan trong nước.

Câu 7: Ứng dụng nào dưới đây không phải của ankan?

A. Làm khí đốt, xăng dầu cho động cơ, dầu thắp sáng và đun nấu.

B. Làm dung môi, dầu mỡ bôi trơn, chống gỉ, nến, giấy nến, giấy dầu.

C. Làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ khác.

D. Tổng hợp trực tiếp các polime có nhiều ứng dụng trong thực tế.

MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)

Câu 8: Hợp chất nào sau đây có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π?

A. Buta-1,3-đien.              

B. Penta-1,3-đien.               

C. đimetylaxetilen.         

D. Vinylaxetilen.

Câu 9: Số đồng phân cấu tạo của C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư là

A. 5.                                  

B. 4.                                    

C. 3.                               

D. 2 .

Câu 10: Phản ứng nào dưới đây tạo sản phẩm không tuân theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp?

A. CH3CH=CH2 + H l → H3CHClCH3.

B. CH3CH2CH=CH2 + H2O → H3CH2CH(OH)CH3.

C. (CH3)2C=CH2 + H r → ( H3)2CH-CH2Br.

D. (CH3)2C=CH-CH3 + HI → ( H3)2CICH2CH3.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Propilen phản ứng với H r thu được sản phẩm chính là 1-brompropan.

B. Khi chiếu sáng, 2,3-đimetylbutan với clo (tỉ lệ mol 1:1), thu được ba dẫn xuất monoclo đồng phân cấu tạo của nhau.

C. Phân tử isopentan có 3 nguyên tử C bậc 1.

D. Để làm sạch etilen có lẫn axetilen, có thể dẫn hỗn hợp qua Br2.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tất cả các ankan đều nặng hơn nước và không tan trong nước.

B. Khi cháy, axetilen tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxi-axetilen để hàn, cắt kim loại.

C. Trong phòng thí nghiệm, metan được điều chế bằng cách đun nóng natri axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút.

D. Ngày nay trong công nghiệp, axetilen được sản xuất chủ yếu từ metan.

Câu 13: Cho hình vẽ sau

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 5 và 6 - Đề 8 I Toploigiai

Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm điều chế khí nào sau đây?

A. CH4.                             

B. C2H2.                               

C. NH3.                          

D. C2H4.

Câu 14: C2H4 và C2H2 phản ứng được với tất cả các chất hoặc dung dịch trong dãy nào sau đây?

A. H2, NaOH, HCl.                                                      

B. CO2, H2, KMnO4.              

C. Br2, HCl, AgNO3/NH3 dư.                                      

D. Br2, HCl, KMnO4.

Câu 15: Phản ứng dùng để phân biệt axetilen với etilen là

A. cộng với dung dịch brom.                                       

B. thế của axetilen với AgNO3 trong NH3.

C. oxi hóa không hoàn toàn.                                        

D.  trùng hợp.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 16: Tên gọi nào sau đây đúng?

A. 2-etylhexan.                                                              

B. 2-metyl-3-isopropylpentan.

C. 2,2,5-trimetylheptan.           

D. 3-etyl-1-metylnonan.

Câu 17:  Cho sơ đồ phản ứngĐề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 5 và 6 - Đề 8 I Toploigiai (X, Y, Z đều là các sản phẩm chính). Công thức cấu tạo thu gọn của Z là

A. CH2=CH-CHBr-CH3.

B. CH2=CH-CH2-CH2Br.

C. CH3-CH=CH-CH2Br.

D. CH3-CBr=CH-CH3.

Câu 18: Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là              

A. 3.                                  

B. 4.                                    

C. 2.                               

D. 5.

Câu 19: Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình

brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc).  TPT của anken là (Cho H=1, C=12, Br=80)

A. C4H8.                            

B. C5H10.                             

C. C3H6.                         

D. C2H4.

Câu 20: Cho 8,6 gam hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, và C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu  được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 trong X là (Cho

H=1, C=12, Ag=108, Br=80)

A. 40%.                             

B. 20%.                               

C. 25%.                          

D. 50%.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện)

               Natri axetat → Metan  → Axetilen  → Etilen → Ancol etylic

Câu 2: (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 11 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 3,73 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu.    

a. Xác định CTPT của A và B. 

b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

----------- HẾT ----------


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần 1: Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

C

C

B

C

D

D

D

C

C

A

D

D

B

C

A

C

A

D

Phần 2: Tự luận

Câu 1

 

- Mỗi phản ứng viết đúng, ghi rõ điều kiện được

- 2, 3 phản ứng điều kiện sai hoặc thiếu trừ 0,25

0,25đ x4

Câu 2

 

a)      - Tính được số mol CO2 = 0,11 mol, số mol H2O = 0,135 mol 

- Số mol CO2 < số mol H2O → ankan                                       

- CTPT của 2 hidrocacbon là: C4H10 và C5H12    

b)      % C4H10 = 54,72%   và      % C5H12 = 45,28%                    

0,25

0,25

0,5

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021