logo

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 2 - Đề 2


Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 2 - Đề 2


ĐỀ BÀI

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

MỨC ĐỘ BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, khí nitơ được điều chế từ

A. không khí.

B. NH3 và O2.

C. NH4NO2.                      

D. Zn và HNO3.

Câu 2: Cho các tính chất sau: 1) Hòa tan tốt trong nước, 2) Nặng hơn không khí, 3) Tác dụng với axit,

4) Làm xanh quỳ tím ẩm, 5) Khử được hiđro. Những tính chất của NH3 là:

A. 1, 4, 5.

B. 1, 2, 3.

C. 1, 3, 4.                           

D. 2, 4, 5.

Câu 3: Hợp chất không thể tạo ra khi cho dung dịch HNO3 tác dụng với kim loại là

A. NO.

B. N2.                                

C. NO2.                             

D. N2O5.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Đơn chất photpho hoạt động hóa học kém hơn nitơ.

B. Photpho trắng độc và phát quang trong bóng tối.

C. Photpho đỏ bền hơn photpho trắng.

D. Photpho vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Câu 5: Dãy gồm tất cả các muối đều tan trong nước là

A. (NH4)2HPO4, Ba(H2PO4)2, Na3PO4.

B. Na3PO4, CaHPO4, Ca3(PO4)2.

C. BaHPO4, Ca3(PO4)2, K3PO4.

D. Ca(H2PO4)2, BaHPO4, NH4H2PO4.

Câu 6: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của

A. P.

B. PO33-.

C. P2O5.                             

D. NO3-.

Câu 7: Muối nào sau đây bền với nhiệt?

A. NH4Cl.

B. NaCl.

C. NaNO3.                         

D. NH4HCO3.

MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)

Câu 8: Để nhận biết 3 chất khí riêng biệt: N2, HCl và H2S có thể dùng dung dịch

A. AgNO3.

B. CaCl2.                           

C. Ca(OH)2.                      

D. Cu(NO3)2.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.

B. 2NH3 + 3O2 → N2 + 6H2O.

C. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2  → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O.

D. NH4NO3   → NH3 + HNO3.

Câu 10: Cho các chất Fe2O3, ZnO, FeO, Fe3O4, MgO lần lượt tác dụng với axit HNO3 loãng. Số phản  ứng oxi hóa khử xảy ra là

A. 5.

B. 4.

C. 3.                                   

D. 2.

Câu 11: Hiện tượng hóa học nào sau đây được mô tả đúng?

A. Có khí màu nâu đỏ thoát ra khi cho một mẫu nhôm vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

B. Que đóm bùng cháy khi cho vào bình đựng muối KNO3 đun nóng.

C. Dung dịch HNO3 để lâu ngoài không khí sẽ chuyển từ không màu sang màu hồng.

D. Có khí không màu hóa nâu ngoài không khí khi cho CuO vào dung dịch HNO3 loãng.

Câu 12: Trong phản ứng hóa học nào sau đây P đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. 4P + 2O2 → 2P2O5.

B. 2P + 5Cl2 → 2PCl5.

C. 2P + 3Ca → Ca3P2.

D. P + 5HNO3 (đặc) → H3PO4 + 5NO2 + H2O.

Câu 13: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch X thì xuất hiện kết tủa màu vàng tan được trong dung dịch HNO3. X là

A. K3PO4.

B. KI.

C. KBr.                              

D. KCl

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nên bón phân đạm amoni ở vùng đất

B. Phân lân nung chảy không thích hợp bón ở vùng đất

C. Không nên trộn phân superphotphat cùng với vôi bột để bón cho đất.

D. Nên trộn phân đạm amoni cùng với vôi bột để bón ở vùng đất

Câu 15: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. Ba(OH)2 và H3PO4.

B. NaOH và NH4Cl.

C. Na3PO4 và AgNO3.

D. HNO3 và Cu(NO3)2.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 16: Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là

A. 8 lít.

B. 2 lít.

C. 4 lít.                              

D. 1 lít.

Câu 17: Nếu toàn bộ quá trình điều chế HNO3 có hiệu suất 80% thì từ 1 mol NH3 thu được khối lượng HNO3 là (Cho: N=14, H=1, O=16)

A. 63 gam.

B. 50,4 gam.

C. 78,75 gam.                    

D. 62,65 gam.

Câu 18. Cho sơ đồ: Quặng Photphorit   với hiệu suất chung    cả quá trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3PO4  49%  cần khối lượng quặng photphorit  chứa 73% Ca3(PO4)2 là (Cho: Ca=40, P=31, O=16, H=1)

A. 1,18 tấn.

B. 1,23 tấn.

C. 1,32 tấn.                        

D. 1,81 tấn.

Câu 19: Phân đạm urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng phân urê đủ cung cấp 70 kg N là (Cho: N=14, H=1, O=16)

A. 152,17 kg.

B. 145,5 kg.

C. 160,9 kg.                       

D. 200,0 kg.

Câu 20: Cho 2,4 gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư. Sau khi phản ứng kết thúc không có khí thoát ra. Cho NaOH dư vào dung dịch thu được thấy có V lít khí (đktc) không màu mùi khai thoát ra. Giá trị của V là (Cho: Mg=24, N=14, O=16, H=1)

A. 2,24.

B. 4,48.

C. 0,56.                              

D. 0,448.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: NH4Cl, NaNO3, (NH4)2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Câu 2: Hòa tan 2,88 gam hỗn hợp gồm e và Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít khí X gồm NO và N2 (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. Sau phản ứng không có muối amoni tạo thành. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. (Cho Fe=56, Mg=24, N=14, O=16, H=1)

----------- HẾT -----------


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

D

A

A

C

B

A

D

D

B

C

A

C

D

C

B

A

A

C

Phần 2. Trắc nghiệm tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

1

Dùng thuốc thử Ba(OH)2 và nêu đúng hiện tượng

0,75

Viết đúng PTHH

0,25

2

Tính được số mol NO = 0,03, N2 = 0,01

0,25

Lập hệ 2 PT: 56x + 24y = 2,88 và 3x + 2y = 0,19

Giải được x = 0,03, y = 0,05

0,5

 

Tính %m Fe = 58,33% và %m Mg = 41,67%

0,25

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021