logo

Dãy hoạt dộng hóa học của phi kim đầy đủ

Phi kim là những nguyên tố nằm phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học, thường tồn tại ở dạng phân tử. Phi kim bao gồm các khí hiếm (He, Ne, Ar…), halogen (F, Cl, Br), một số á kim (Si, B và các phi kim còn lại (C, N, O, P, S, Se).

Vậy Dãy hoạt động hóa học của phi kim đầy đủ ra sao? Toploigiai mời các bạn đọc bài viết sau nhé.


I. Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố nằm phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học, thường tồn tại ở dạng phân tử. Chúng là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron, ngoại từ hidro. Đa số các phi kim đều không dẫn điện, một số nguyên tố có sự biến tính (ví dụ như cacbon)

Phi kim bao gồm các khí hiếm (He, Ne, Ar…), halogen (F, Cl, Br), một số á kim (Si, B và các phi kim còn lại (C, N, O, P, S, Se).

Dãy hoạt dộng hóa học của phi kim đầy đủ

II. Phân loại các nguyên tố phi kim

Phi kim gồm có các loại sau:

Khí hiếm: Heli, Neon, Argon, Krypton,Xenon, Radon, Oganesson

Halogen: Flo, Clo, Brom, Iot, Astatin

Á kim: boron (B), silicon (Si), germanium (Ge), arsenic (As), antimony (Sb), tellurium (Te) và polonium (Po)

Các phi kim còn lại: ôxy, lưu huỳnh, selen, nitơ, phốtpho, cacbon, hiđrô


III. Phi kim có những tính chất vật lí nào?

Trạng thái ở điều kiện thường: Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn như C, S, P, Si, I2,... Trạng thái lỏng như: Br2; Trạng thái khí như: O2, H2, N2, …

Khả năng dẫn điện: Phần lớn các nguyên tố của phi kim không dẫn điện.

Khả năng dẫn nhiệt: Hầu hết các nguyên tố phi kim không dẫn nhiệt.

Nhiệt độ nóng chảy: Phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Tính độc: Một số phi kim như như brom, clo… là chất độc hại.


IV. Tính chất hóa học của Phi kim


1. Tác dụng với kim loại

a) Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối:

 PTPƯ: Phi kim + Kim loại → Muối

 Ví dụ: 2Na + Cl2 →  2NaCl

 Fe + S → FeS

b) Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit:

 PTPƯ: Oxi + Kim loại → Oxit

 Ví dụ: 2Cu + O2 → 2CuO

 2Mg + O2 → 2MgO


2. Tác dụng với hyđro

a) Oxi tác dụng khí hyđro tạo thành hơi nước

 PTPƯ: Oxi + H2 → H2O

Ví dụ: 2H2 + O2 → 2H2O

b) Clo tác dụng khí hyđro tạo thanh khí hiđro clorua

 Ví dụ: H2 + Cl2 → 2HCl

 H2 + Br2 → 2HBr

- Nhiều phi kim khác (C, S, Br2,...) phản ứng với khí hyđro tạo thành hợp chất khí.


3. Tác dụng với oxi

- Nhiều phi kim tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit

 Ví dụ: S + O2 → SO2

 4P + 5O2 → 2P2O5


4. Dãy hoạt động hóa học của phi kim

- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hyđro.

- Flo, Oxi, Clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất). Lưu huỳnh, Photpho, Cacbon, Silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.


V. Bài tập

Bài 1: Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.

Viết các phương trình hóa học và tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.

Bài giải:

= 0,1 mol; = 0,05 mol

Phương trình phản ứng:

Fe + S → FeS (1)

Theo phương trình: = = 0,05 mol ⇒ = 0,1 – 0,05 = 0,05 mol

= 0,05 mol

Nên hỗn hợp chất rắn A có Fe dư và FeS

Dựa vào phương trình phản ứng (2) và (3), ta có:

= 2. + 2. = 2. 0,05 + 2. 0,05 = 0,2 mol

= 0,2 /1 = 0,2 lít.

Bài 2: Cho dung dịch chứa 0,4 mol HCl tác dụng với dư thu được khí clo. Khí clo tạo ra phản ứng hết với Al

Tính khối lượng thu được

= 0,1 mol => = 0,2/3 mol

=> Khối lượng = 0,2x133,5/3 = 8,9 gam

Bài 4: Một hỗn hợp gồm và có thể tích 4,48 lít (đktc) khi cho sục vào dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng tạo ra. Biết trong hỗn hợp đầu, thể tích và bằng nhau

Do NaOH dư, nên chỉ có phản ứng:

= = 0,1 mol

=> = 0,1 mol

Khối lượng = 106 x 0,1 = 10,6 gam

----------------------------------

Vậy là Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu xong về dãy hoạt động hóa học của phi kim, hi vọng những kiến thức này giúp ích được bạn trong việc học. Chúc các bạn học tập tốt.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022