logo

Dấu phẩy có tác dụng gì?

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Dấu phẩy có tác dụng gì?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Tiếng Việt 3 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Dấu phẩy có tác dụng gì?

- Dấu phẩy: Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. 

- Cụ thể là:

+ Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ, vị ngữ (Trạng ngữ/Khởi ngữ, Chủ ngữ - Vị ngữ)

     Ví dụ: Mỗi khi xuân về, trăm hoa đua nhau nở.

+ Giữa các từ ngữ có chức vụ trong câu: 

     Ví dụ: Đào, lê, táo, mận đều là những loại trái cây mà ông em thích

+ Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó: 

     Ví dụ: Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là một người rất giản dị

+ Giữa các vế của một câu ghép: 

     Ví dụ: Trời đang mưa to quá, chúng tôi không đi học

[CHUẨN NHẤT] Dấu phẩy có tác dụng gì?

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các tầm quan trọng của dấu phẩy nhé!


Kiến thức tham khảo về dấu phẩy


1. Lịch sử hình thành dấu phẩy

- Vào thế kỷ thứ 3 TCN, Aristophanes của Byzantium đã phát minh ra một hệ thống các dấu chấm duy nhất phân biệt các câu tách rời và chỉ ra lượng hơi thở cần thiết để hoàn thành mỗi đoạn văn khi đọc to. Các độ dài khác nhau được biểu thị bằng một dấu chấm ở cuối, giữa hoặc trên cùng của dòng. Đối với một đoạn văn ngắn, một dấu chấm đã được đặt giữa dòng (·). Đây là nguồn gốc của khái niệm về một dấu phẩy, mặc dù tên của nó đã được sử dụng cho dấu câu thay vì đoạn văn mà nó phân tách.

- Dấu phẩy được sử dụng ngày nay là dấu gạch chéo, hoặc virgula suspensiva (/), được sử dụng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 để biểu hiện sự tạm dừng. Dấu phẩy hiện đại lần đầu tiên được Aldus Manutius sử dụng.


2. Quy tắc sử dụng dấu phẩy

Quy tắc số 1: Sử dụng dấu phẩy để phân tách các mục trong danh sách

- Đây có lẽ là cách sử dụng dấu phẩy đầu tiên bạn học được ở trường: tách các mục trong danh sách gồm ba thứ trở lên.

- Ví dụ: Hỗn hợp bánh đòi hỏi bột, đường, trứng và bơ.

Quy tắc số 2: Sử dụng dấu phẩy sau một từ hoặc cụm từ mang tính chất mở đầu/ giới thiệu

- Khi một từ hoặc cụm từ tạo thành phần giới thiệu cho một câu, bạn nên thêm vào dấu phẩy đằng sau, theo khuyến nghị của Purdue OWL.

- Dưới đây là một số ví dụ:

+ Tuy nhiên, cô đã không chấp nhận anh ta thêm một lần nữa. 

+ Mặt khác, bạn có thể đợi đến tuần sau. 

Quy tắc số 3: Sử dụng dấu phẩy trước khi trích dẫn

- Bạn phải luôn đặt dấu phẩy ngay trước khi trích dẫn

- Ví dụ: John Smith nói với chúng tôi, “bạn không thể vào sau mười giờ”.


 3. Cách dùng dấu phẩy 

* Dấu phẩy được dùng trong các trường hợp sau đây:

- Dấu phẩy được sử dụng ở trong các danh sách, đối với các danh sách có ba từ trở lên thì cần phải dùng dấu phẩy để phân tách từng từ. 

Ví dụ: Lan, Nhi, Mai và Hoa là học sinh của trường tiểu học Cao Quảng. 

Ba mẹ, chị gái, anh trai và Lan đều rất vui khi nhận được quà năm mới. 

- Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các mệnh đề ở trong câu phức, giúp cho ý nghĩa của câu rõ ràng hơn. 

Ví dụ: Ăn trưa xong, các nhân viên quay lại văn phòng làm việc. 

- Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp trong câu.

Ví dụ: Sự nghiệp công nghiệp hóa sẽ rất gian nan và thử thách, song nhất định chúng ta sẽ thành công. 

- Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong một câu ghép. 

Ví dụ: Bạn càng cố gắng, bạn càng có nhiều cơ hội để vươn tới thành công.

- Dấu phẩy sử dụng ở nơi có khoảng dừng nhẹ hoặc để nhận mạnh một từ. 

Ví dụ: Bạch Tuyết, cô gái có nhan sắc đẹp nhất thế gian. 

- Ngoài ra, dấu phẩy còn được sử dụng để chỉ ra ranh giới giữa phần đề và phần thuyết như khi phần đề làm thành một đoạn khá dài, khi phần thuyết được đặt ở phía trước phần đề, khi lược bớt động từ “là” trong một câu luận…


4. Tầm quan trọng của dấu phẩy

     Trong tiếng việt nói riêng và các ngon ngữ khác nói chung, dấu câu là một bộ phận không thể thiếu. Nếu như chúng ta ngắt, nghỉ không đúng nhịp thì sẽ làm cho người nghe khó có thể hiểu, hoặc hiểu sai dẫn đến những hiểu lầm trong cuộc sống hằng ngày. Mặc dù dấu phẩy chỉ là một phần nhỏ nhưng  cũng rất nhiều người đang phải học cách để làm quen. Chính dấu phẩy đã góp phần làm cho câu văn chở nên linh hoạt, có ý nghĩa hơn. 


5. Phân biệt dấu phẩy và dấu chấm phấy 

 * Về hình thức thì dấu chấm phẩy là sự kết hợp giữa dấu chấm và dấu phẩy. Dấu phẩy và dấu chấm phẩy được ký hiệu cụ thể, có nguyên tắc sử dụng riêng mà mọi người cần tuân thủ. 

* Về trường hợp áp dụng

- Dấu phẩy: 

+ Được sử dụng ở trong các danh sách, đối với các danh sách có ba từ trở lên thì cần phải dùng dấu phẩy để phân tách từng từ

+ Được dùng để ngăn cách các mệnh đề ở trong câu phức, giúp cho ý nghĩa của câu rõ ràng hơn

+ Dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp trong câu

+ Sử dụng ở nơi có khoảng dừng nhẹ hoặc để nhận mạnh một từ

+ Sử dụng để chỉ ra ranh giới giữa phần đề và phần thuyết 

- Dấu chấm phẩy:

+ Được sử dụng chủ yếu để kết hợp hai mệnh đề độc lập mà không được nối bởi các từ nối, cho nên dấu chấm phẩy có thể tạo câu ghép.

+ Được sử dụng để phân tách các mục trong danh sách khi bản thân các mục đó có dấu phẩy.

+ Dùng ở giữa hai mệnh đề được liên kết với nhau bởi một cụm từ nối hoặc một trạng từ nối.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2022 - Cập nhật : 16/03/2022

Tham khảo các bài học khác