logo

Bài tập về từ chỉ sự vật lớp 3

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho “Bài tập về từ chỉ sự vật lớp 3?” Cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Tiếng Việt 3.


Hướng dẫn Bài tập về từ chỉ sự vật lớp 3

Bài tập 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:

Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai.

Trả lời: 

Các từ chỉ sự vật là: tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai.

Bài tập 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:

a) 

Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.

b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

c)

Cánh diều như dấu "á"

Ai vừa tung lên trời.

d)

Ơ, cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê

Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe.

Trả lời:

a) Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.

b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

c) Cánh diều được so sánh với dấu "á".

d) Dấu hỏi được so sánh như vành tai nhỏ.

Bài tập 3: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Các em có thể lựa chọn bất kì hình ảnh so sánh nào ở bài tập 2 mà các em thích, sau đó nói lí do vì sao các em thích hình ảnh đó

Trả lời:

- Chọn hình ảnh Cánh diều được so sánh với dấu "á".

- Chọn hình ảnh đó vì: em cảm thấy đó là một hình ảnh đẹp, cánh diều trên bay trên bầu trời là một hình ảnh đẹp và cách so sánh với dấu "á" như ai vừa tung lên trời cũng thật đẹp và ấn tượng.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức về Từ chỉ sự vật nhé!


Kiến thức tham khảo về Từ chỉ sự vật


1. Khái niệm từ chỉ sự vật là gì?

- Sự vật là những danh từ có khái niệm bao quát, nó có thể chỉ người, vật, hiện tượng, đơn vị, khái niệm khác nhau,… nhằm phản ánh tính chất, hình ảnh và mô phỏng cụ thể, chính xác chủ thể trông thấy một cách xác thực, rõ nét thông qua thực tế khách quan được sử dụng trong ngôn từ.

Ví dụ: Bút máy – đây là sự vật chỉ đồ dùng để sử dụng trong học tập, làm việc. Bút máy có nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích mà mỗi người sẽ có nhu cầu lựa chọn sử dụng khác nhau.

- Cách sử dụng các từ chỉ sự vật cũng khá đa dạng, cùng 1 sự vật và hiện tượng ta có nhiều cách nói và cách so sánh khác nhau.

Ví dụ: Ông mặt trời – Đây là miêu tả sự vật ta nhìn thấy một cách đơn giản nhất. Nhưng cũng là sự vật này, nhưng nhà văn Nguyễn Tuân từng ví “Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà”. Và có rất nhiều cách nói và sử dụng để ám chỉ sự vật. Trong câu văn này thì ông mặt trời chính là từ để chỉ sự vật.

- Sự vật là những thứ đơn giản ngay trong chính cuộc sống của chúng ta. Nhưng nếu để sự vật đứng yên mà không có tác động hành động bên ngoài và hoạt cảnh thì sự vật thực sự không có ý nghĩa

- Theo định nghĩa, từ chỉ sự vật là từ chỉ tên gọi của:

+ Con người, các bộ phận của con người: Bố, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác, thầy cô, chân, tay, tóc…

+ Con vật, các bộ phận của con vật: Chó, mèo, chuột, gà, trâu, rắn, chân, mắt, mỏ, lông… 

+ Các đồ vật, vật dụng hàng ngày: Bàn, ghế, sách, vở, bút,… 

+ Các từ ngữ chỉ thời tiết, thời gian: Xuân, thu, hạ, đông, mưa, gió, sấm, sét, lũ lụt…. 

+ Các từ ngữ chỉ thiên nhiên: Bầu trời, mây, sông, hồ, ao, suối, biển, núi, rừng… 

Bài tập về từ chỉ sự vật lớp 3 hay nhất

2. Danh từ chỉ sự vật

- Nhìn chung, quy mô của danh từ chỉ sự vật hết sức phong phú trong Tiếng Việt. Cách diễn đạt chúng lại càng khiến cho vốn từ trở nên phong phú và đa dạng, nhiều màu sắc hơn. 

- Nếu như sự vật nói đến nhiều khía cạnh thì danh từ chỉ sự vật cũng tương tự như vậy. Bên trong một danh từ chỉ sự vật cũng chia thành nhiều mảng khác nhau, hãy cùng tìm hiểu tiếp trong phần dưới đây.

- Danh từ chỉ con vật 

+ Danh từ chỉ con vật là những từ dùng để nói đến các loài động vật, muông thú tồn tại trong tự nhiên, bao gồm cả động vật trên đất liền và động vật dưới nước. 

Ví dụ như: con cá, con chó, con mèo, con lợn, con mực,…

- Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể nào bỏ qua những danh từ chỉ con vật hư cấu, không có thật. Mặc dù chúng chưa từng xuất hiện ngoài đời thật, chỉ đơn giản là xuất hiện trong phim ảnh, truyện tranh hoặc thông qua những ghi chép trước đây, nhưng vẫn được con người nhắc đến nhiều lần và rất phổ biến trong cuộc sống.

Ví dụ như con rồng, con phượng trong tín ngưỡng phương Đông, nhưng qua mô tả về nó, chúng ta cũng phần nào hình dung ra được hình dáng cụ thể. 

- Danh từ chỉ đồ vật

+ Danh từ chỉ đồ vật là những danh từ chỉ những loại dụng cụ, thiết bị, phương tiện xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Những đồ vật này tồn tại rất nhiều trong nhà, ngoài đường, trong các cửa hàng, siêu thị, thậm chí là trên bầu trời như: máy bay, tủ quần áo, máy tính, tàu ngầm,…

- Danh từ chỉ bộ phận cơ thể

+ Trong cơ thể con người gồm rất nhiều bộ phận và tế bào cấu tạo thành, người ta gọi chung những bộ phận đó là danh từ chỉ bộ phận cơ thể. Không chỉ con người mà cả những bộ phận trên cơ thể các loài động vật. 

Chúng ta có thể nhắc đến một vài bộ phận như: tim, gan, phổi, ngón tay, ngón chân, xương sống,…

- Danh từ chỉ hiện tượng 

+ Danh từ chỉ hiện tượng là những danh từ gắn liền với không gian và thời gian cụ thể. Chúng ta có thể cảm nhận được nó thông qua các giác quan trên cơ thể. 

+ Các hiện tượng này bao gồm hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội. Cụ thể như sau: 

+ Hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, gió, bão, động đất, sóng thần,…

+ Hiện tượng xã hội: chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo, áp bức bóc lột, hoà bình,…

- Danh từ chỉ khái niệm

- Danh từ chỉ khái niệm là danh từ chỉ những sự vật mà con người không thể cảm nhận được bằng giác quan thông thường. Đây là loại danh từ không chỉ những thứ mang tính vật chất mà liên quan đến tư tưởng, tinh thần, tư duy, là các khái niệm trừu tượng như: thái độ, quan điểm, sở thích,…

+ Những khái niệm này dù không thể chạm bằng tay chân, chỉ là những thứ vô hình nhưng chúng ta có thể chạm đến nó bằng nhận thức, trong cảm nhận của con người mà không cần phải vật chất hoá. 

- Danh từ chỉ người 

+ Danh từ chỉ người cũng là một phần nhỏ trong các loại danh từ chỉ sự vật. Nó là những danh từ chỉ tình trạng, đặc điểm của một người bất kỳ, như nhắc đến tên riêng, chức vụ, nghề nghiệp,…

Ví dụ: Mai, Lan, giám đốc, bác sĩ, công nhân, y tá, chiến sĩ, bí thư, chủ tịch,..

- Danh từ chỉ đơn vị 

+ Danh từ chỉ đơn vị là những từ ngữ chỉ đơn vị của sự vật. Hiểu sâu hơn theo khía cạnh về đặc trưng ngữ nghĩa trong từng phạm vi sử dụng thì có thể chia danh từ thành những nhóm đơn vị nhỏ hơn. Cụ thể như sau: 

+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: tỉnh, quận, huyện, thôn, xóm, nhóm, lớp, tiểu đội, tiểu đoàn, xóm, tổ, ban,…

+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, buổi, mùa, thế kỷ, thập kỷ, khắc,…

+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: là những đơn vị để cân, đo, đong, đếm một cách chính xác tuyệt đối các sự vật, chất liệu, vật liệu như: km, kg, ha, cm, dm, lít, ml, kw, tấn, tạ, yến…

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: là loại danh từ chỉ rõ các loại sự vật thuộc chủ thể nào, chính vì thế mà nó còn có tên gọi khác là danh từ chỉ loại, ví dụ như: chiếc, cục, miếng, hạt, giọt, cái, chai, bức, quyển, tờ, dòng,…

+ Danh từ chỉ đơn vị ước lượng: những danh từ thuộc nhóm ước lượng dùng để chỉ những sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp nhóm, ví dụ như: dãy, cặp, đôi, bó, đóm,…

icon-date
Xuất bản : 13/03/2022 - Cập nhật : 14/03/2022

Tham khảo các bài học khác