logo

Đặt câu với từ To lớn

Đặt câu với từ to lớn là một bài tập trong phần kiến thức Từ đồng nghĩa Tiếng Việt 5. 

Đặt câu với từ to lớn là: 

1. Mực ống to lớn

2. Thánh Gióng có khuôn mặt dữ dằn, tay chân to lớn, vạm vỡ

3. Anh chàng kia có dáng vẻ thật to lớn 

4. Con bé có một sức mạnh to lớn 

5.. Tôi đã phạm phải một lỗi lầm to lớn

6. Đây là một khám phá to lớn

7. Con voi đó to lớn hơn cả con hổ;  

8.. Tình yêu anh dành cho em vô cùng to lớn

9. Một con cá ngà voi to lớn với 2 chiếc vây

10. Ông thấy một cây to lớn bị đốn

11. Tình thương của bà to lớn thật 

12. Bước vào trong căn nhà là một người đàn ông có dáng vẻ to lơn

13. Anh em rất to lớn

14. Cô ấy có một tâm hồn to lớn và đẹp đẽ

15. Những con sóng to lớn này cứ vỗ vào bờ

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Đặt câu với từ to lớn và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới Từ Đồng nghĩa Tiếng Việt 5, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Khái niệm từ đồng nghĩa

Đặt câu với từ To lớn

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Từ đồng nghĩa có thể được chia thành 2 loại:

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: hổ = cọp = hùm; mẹ = má = u,…

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Ví dụ: chết – hi sinh (hy sinh mang ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng hơn).

Lưu ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau. Khi viết tập làm văn, học sinh hãy thật lưu ý khi lựa chọn từ nào cho phù hợp với văn cảnh, đối tượng.

>>> Tham khảo: Đặt câu với từ Chót vót


2. Ví dụ từ đồng nghĩa

- Từ đồng nghĩa với ăn là: xơi, chén, hốc,…

- Từ đồng nghĩa với ẩm là: ẩm thấp, ẩm mốc, ẩm ướt,…

- Từ đồng nghĩa với ân cần là: đon đả, nhiệt tình, niềm nở, quan tâm, thân mật, vồ vập, vồn vã, …

- Từ đồng nghĩa với ba là: cha, bố, tía, …

- Từ đồng nghĩa với bảo vệ là: ngăn cản, che chở, che chắn, phòng vệ, giữ gìn,…

- Từ đồng nghĩa với biết ơn là: nhớ ơn,mang ơn, đội ơn, hàm ơn, lễ phép, vâng lời,…

- Từ đồng nghĩa với béo là: mập, bự, đầy đặn, béo phì, to, ….

- Từ đồng nghĩa với biếng nhác là: lười, lười nhác, lười biếng, …

- Từ đồng nghĩa với chăm chỉ là: siêng năng, cần cù, chuyên cần, chịu khó, tần tảo,…

- Từ đồng nghĩa với can đảm là: dũng cảm, gan dạ, anh dũng, quả cảm, …

- Từ đồng nghĩa với cao là: cao, cao kều, cao ngất, …

- Từ đồng nghĩa với dũng cảm là: can đảm, gan góc, gan dạ, gan trường, …

- Từ đồng nghĩa với đoàn kết là: đùm bọc, bao bọc, cùng nhau, chung sức, …

- Từ đồng nghĩa với êm ả là: yên ả, êm đềm, dịu dàng, …

- Từ đồng nghĩa với giữ gìn là: bảo vệ, bảo quản, che chở, che chắn,…

- Từ đồng nghĩa với giản dị là: đơn sơ, mộc mạc, đơn giản, tự nhiên, khiêm tốn, bình thường,…

>>> Tham khảo: Hiu hắt là gì? Đặt câu với từ hiu hắt


3. Phân biệt giữa từ đồng nghĩa với từ trái nghĩa

Với khái niệm vô cùng đơn giản: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: Thật thà - dối trá, vui vẻ - buồn bã, hiền lành - hung dữ, nhanh nhẹn - chậm chạp, nhỏ bé - to lớn, cao - thấp,... Trong đó, được phân loại thành từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.

Đặt câu với từ To lớn

Từ trái nghĩa hoàn toàn: Thường là những từ có nghĩa trái nhau trong mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn: Sống - chết, cao - thấp,...

Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nghĩa tuy trái nhau nhưng chỉ trong các trường hợp nhất định chứ không chỉ mọi hoàn cảnh. Ví dụ: cao chót vót - sâu thăm thẳm (Ở đây, từ cao không hẳn trái nghĩa với sâu nhưng trong hoàn cảnh này thì cao chót vót được hiểu là trái nghĩa với sâu thăm thẳm).


4. Bài tập từ đồng nghĩa

Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa của từ to lớn và đặt câu với từ to lớn

a. Tìm những từ đồng nghĩa với từ to lớn:

- To lớn: to tướng, to kềnh, to đùng, khổng lồ, vĩ đại, lớn, to…

b. Đặt câu với từ to lớn

- Mực ống to lớn

- Này, anh chàng to lớn.

- Một lỗi lầm to lớn

- To lớn và đẹp đẽ.

- Một thằng to lớn khốn khiếp.

- Tình thương của bà to lớn thật.

- Cả anh nữa, anh bạn to lớn.

- Tới gặp anh chàng to lớn đi?

- Đó là một sai lầm to lớn.

- Đây là một khám phá to lớn.

- Nó to lớn hơn cả con hổ.

- Con thú to lớn với 2 chiếc vây.

- Ông thấy một cây to lớn bị đốn.

- Con bé có một sức mạnh to lớn.

- Giữ bí mật to lớn như vậy á?

- Có phải bí mật gì to lớn đâu.

- Từ quả đấu nhỏ thành cây sồi to lớn

- Nó là một con cá mập trắng to lớn.

- Ông rất to lớn, ồn ào và vui vẻ.

- Nó là một loài vịt to lớn kì lạ

- Tôi thấy mình to lớn như một quả núi.

- Nó có sức mạnh to lớn cho khách hàng.

- Những con sóng to lớn này cứ vỗ vào.

- Thứ gì đó to lớn đã kéo cô ấy đi.

Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, học tập và đặt câu với những từ đồng nghĩa đó

- Từ đồng nghĩa với từ đẹp là: mỹ lệ, xinh, xinh đẹp, xinh xắn, tươi đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ, kiều diễm, yêu kiều, ...

Nha Trang - nơi em sinh ra và lớn lên rất đẹp.

Quê hương Việt nam rất tươi đẹp.

Bạn Ngọc xinh ơi là xinh.

- Từ đồng nghĩa với từ học tập là: học, học hỏi, học hành, học việc,...

Năm nay em lên 11 tuổi, hiện đang học lớp 5A trường tiểu học XX

Không chỉ học kiến thức từ thầy cô mà còn phải học hỏi bạn bè xung quanh.

Học hành chăm chỉ là một tỏng những nhiệm vụ quan trọng nhất của một người học sinh.

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Đặt câu với từ to lớn. Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới từ đồng nghĩa sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo. 

icon-date
Xuất bản : 24/11/2022 - Cập nhật : 24/11/2022