logo

Đặt câu với từ Nhút nhát

Nhút nhát là một tính từ để chỉ tính cách của con người. Những người có tính nhút nhát thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi và không tự tin khi gặp những người xa lạ. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu xem nhút nhát là gì và đặt câu với từ Nhút nhát để hiểu rõ hơn về tính cách này nhé!


Nhút nhát là gì?

- Theo Từ điển Tiếng Việt: "Nhút nhát là sự thiếu tự tin, tự ti, e dè, ngại ngùng, ngượng ngịu (hay rụt rè, mắc cỡ) là cảm giác e sợ, lúng túng, vụng về khi ở xung quanh những người khác

- Biểu hiện của nhút nhát: Tùy từng mức độ mà nhút nhát được biểu hiện khác nhau, ví dụ như:

+ Cảm thấy xấu hổ khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là người lạ.

+ Thiếu tự tin khi đứng trước đám đông.

+ Khó diễn đạt được ý kiến cá nhân của mình bởi sự e dè, ngại ngùng nên khó giao tiếp để người khác hiểu.

+ Người nhút nhát thường có ít bạn bè do sự ti ti, ngại giao tiếp, ít thấu hiểu và khó chia sẻ với người khác.

Đặt câu với từ Nhút nhát

Đặt câu với từ Nhút nhát

- Bạn Yến là một cô bé nhút nhát

- Chị An rất nhút nhát nên không dám phát biểu ý kiến.

- Vì nhút nhát nên anh Sơn sợ gặp nhiều người lạ.

- Tớ rất nhút nhát và chưa bao giờ sống xa nhà.

- Bạn Loan tính tình hiền lành nhút nhát nên thường xuyên bị bắt nạt.

- So với các bạn trong lớp, Dương ít ồn ào và nhút nhát hơn cả.

- Con gái bác Mai vốn rất nhút nhát, nó chẳng bao giờ đưa bạn về nhà.

- Tính nhút nhát đó khiến bạn lạc lõng, cô đơn một mình.

- Nếu cứ nhút nhát, bạn sẽ khó có được thành công.

- Giá mà không nhút nhát, anh Quang đã thổ lộ tình cảm của mình với chị Hoa sớm hơn.


Từ đồng nghĩa, trái nghĩa với nhút nhát

- Từ đồng nghĩa với nhút nhát là: nhút, e dè, ngại ngùng, xấu hổ, tự ti,…

- Từ trái nghĩa với nhút nhát là: bạo dạn, tự tin, mạnh mẽ,…


Hậu quả và cách thoát khỏi sự nhút nhát

- Nhút nhát sẽ làm giảm khả năng giao tiếp và làm việc, ngăn cản hình thành các mối quan hệ xã hội. Dần dần, sự nhút nhát sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội của bản thân.

Đặt câu với từ Nhút nhát

- Cách thoát khỏi sự nhút nhát:

+ Khám phá điểm mạnh của bản thân, lấy đó là động lực, là thế mạnh của mình để thức đẩy sự tự tin, loại bỏ tự ti.

+ Hãy tập đứng trước đám đông, bày tỏ quan điểm, ý kiến hoặc thế mạnh của mình.

+ Tập nói chuyện với người lạ, tạo nhiều mối quan hệ xã hội mới.

+ Chia sẻ với người thân để họ đưa ra những lời khuyên tích cực, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu,…

+ Tập trung vào các cuộc trò truyện để giúp bạn nhận ra khi nào nên chia sẻ suy nghĩ của mình một cách tự nhiên hơn và vượt qua được nỗi sợ hãi, xấu hổ, lo lắng.

+ Tham gia các khóa học về kỹ năng mềm để hoàn thiện bản thân.

icon-date
Xuất bản : 08/05/2023 - Cập nhật : 01/07/2023