logo

Đặt câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả

Câu trả lời chính xác nhất: Câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả

Vì trời mưa nên đường rất trơn.

Tại vì trời mưa nên em đi học muộn

Nhờ chăm học mà tôi được điểm cao.

Không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn rất lễ phép.

Tuy Lan học giỏi nhưng bạn không kiêu ngạo.

Để hiểu rõ hơn về Câu ghép và quan hệ từ mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Đặt câu ghép có quan hệ từ


1. Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..

Các mối quan hệ này vô cùng đa dạng và phong phú, bao gồm quan hệ so sánh, quan hệ sở hữu, quan hệ nhân quả,…

Đặt câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả

2. Các cặp quan hệ từ thường gặp

– Biểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả bao gồm:

(i) Nếu … thì…

(ii) Hễ … thì…

(iii) Giá mà … thì …

Nếu ngày mai trời không mưa, tôi sẽ đi dạo một vòng quanh Hồ Tây.

Giá mà tôi cố gắng hơn, tôi sẽ đạt kết quả tốt hơn

- Biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân – Kết quả bao gồm:

(i) Vì … nên…

(ii) Do … nên…

(iii) Nhờ … mà…

Ví dụ: Nhờ chăm chỉ học tập mà chị Trang đã tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc.

- Biểu thị quan hệ: Tăng lên

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên bao gồm:

(i) Không những … mà còn…

(ii) Không chỉ … mà còn…

(iii) Càng … càng…

Ví dụ: Hoa không những học giỏi mà còn múa rất đẹp.

- Biểu thị quan hệ: Tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:

Tuy … nhưng…


3. Câu ghép là gì?

Câu ghép là hiện tượng khá phức tạp về mặt lý thuyết. Có rất nhiều cách định nghĩa câu ghép là gì. Theo Wikipedia thì có thể định nghĩa về câu ghép như sau: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên”.

Tại sách giáo khoa ngữ văn 8 tập một đưa ra định nghĩa về khái niệm câu ghép là gì như sau: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ – vị (C-V) không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu”.

Có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau, khác nhau trong cách hiểu, khác nhau trong cách phân loại. Bên cạnh đó câu ghép ởi vì có từ 2 vế trở lên nên các vế trong cầu cần phải có sự liên kết với nhau một cách hợp lý. Có nhiều cách nối các vế lại với nhau nhưng về cơ bản thì có 3 cách chính: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ. Giải pháp được chọn trong sách giáo khoa nhằm tạo sự tiện lợi và hữu ích. Do đó theo sách giáo khoa câu ghép được hạn chế chỉ trong trường hợp:

+ Những câu ghép có hai cụm chủ vị đầy đủ và hai cụm chủ vị này nằm ngoài nhau, không bao chứa nhau.

+ Chọn các quan hệ từ nối vế câu thường gặp nhất và tìm hiểu kiểu quan hệ mà chúng có thể diễn đạt.

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

Đặt câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả

4. Cách nối các vế câu ghép

Có 2 cách nối các vế trong câu ghép:

* Nối bằng những từ có tác dụng nối: Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

* Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

 Ví dụ:

- Nối các vế trong câu ghép bằng những từ có tác dụng nối: quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ:

+ Những quan hệ từ thường được dùng là:và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc,….

Mình đi siêu thị hay bạn đi ra chợ?

+ Những cặp quan hệ từ thường được dùng là:

++  vì… nên….; do…. nên….; nhờ….mà…. : Nhờ Minh giảng giải mà Lan đã giải xong bài toán đố.

++ nếu…thì…; giá….thì…; hễ….thì….: Giá Long chăm học hơn nữa thì kết quả đã không thấp thế này.

------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Đặt câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/06/2022 - Cập nhật : 09/06/2022