logo

Đánh trống bỏ dùi là thành ngữ hay tục ngữ? Đặt câu với cụm từ Đánh trống bỏ dùi

Thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó. Hãy cùng Toploigiai giải đáp thắc mắc Đánh trống bỏ dùi là thành ngữ hay tục ngữ? Đặt câu với cụm từ Đánh trống bỏ dùi nhé!


Khái niệm thành ngữ và tục ngữ

a. Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

Thành ngữ gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ. Hay nói cách khác, thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó.

b. Tục ngữ là gì?

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta đúc kết về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội). Được nhân dân vận dụng vào đời sống, từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói”.

Ví dụ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Ý nghĩa: Nói về sự chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm của thời gian trong năm. “Đêm tháng 5” ý chỉ thời gian mùa hè, mặt trời thường chiếu sáng nhiều hơn (ngày dài hơn). Còn “Ngày tháng 10” chỉ thời gian mùa đông, mặt trời ở xa nên chiếu sáng ít hơn (đêm dài hơn).

Đánh trống bỏ dùi là thành ngữ hay tục ngữ? Đặt câu với cụm từ Đánh trống bỏ dùi

Đánh trống bỏ dùi là gì? Đặt câu với cụm từ “Đánh trống bỏ dùi”

- Đánh trống bỏ dùi là thành ngữ: bỏ dở, làm không tới nơi đến trốn, không có trách nhiệm

- Đặt câu với cụm từ “Đánh trống bỏ dùi”

+ Anh ta làm việc ko đến nơi đến chốn, đánh trống bỏ dùi


Đặc điểm của tục ngữ và thành ngữ

- Tục ngữ có đặc điểm chính như sau:

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

- Thành ngữ có các đặc điểm chính như:

+ Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông qua các phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ…

+ Thành ngữ mang tính hình tượng, được xây dựng dựa trên các hình ảnh thực tế

+ Thành ngữ hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu xa, phải phân tích kỹ mới có thể giải thích được.

+ Thành ngữ mang tính hàm súc, khái quát cao. Nghĩa của thành ngữ thường không chỉ biểu hiện trên bề mặt ngôn từ mà nó thường mang ý nghĩa bao quát, mang tính biểu trưng và biểu cảm cao.


Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.

- Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Đánh trống bỏ dùi là thành ngữ hay tục ngữ? Đặt câu với cụm từ Đánh trống bỏ dùi. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết.

icon-date
Xuất bản : 18/10/2022 - Cập nhật : 03/07/2023