logo

Bổ ngữ bắt buộc là gì?

Bổ ngữ là một thành phần phụ trong câu, thường có vị trí trước hoặc sau các loại từ như động từ hoặc là tính từ, bổ ngữ sẽ góp phần tạo ra một cụm động từ hoặc cụm tính từ. Để tìm hiểu rõ hơn về bổ ngữ mời các bạn cùng Toploigiai theo dõi bài viết dưới đây nhé.


1. Bổ ngữ là gì?

Bổ ngữ là một thành phần phụ trong câu, thường có vị trí trước hoặc sau các loại từ như động từ hoặc là tính từ, bổ ngữ sẽ góp phần tạo ra một cụm động từ hoặc cụm tính từ.

Ví dụ: Mùa đông năm nay rất rét.

=> Từ “rất” chính là bổ ngữ đứng trước tính từ “rét”.

Gió mùa thổi mạnh.

=> “mạnh” đứng sau động từ “thổi” giúp bổ ngữ cho động từ.

Cuốn sách rất bổ ích

=> “rất” là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho “bổ ích”.

Bổ ngữ bắt buộc là gì?

2. Một số loại bổ ngữ thường gặp

a. Bổ ngữ tình thái, thường đứng trước động từ hay tính từ, biểu thị các tình thái khẳng định, thời gian, thể thức diễn biến của hành động và của trạng thái, tính chất, quan hệ, … được nêu ở động từ hay tính từ trung tâm đó.

Bổ ngữ tình thái do các tiểu loại phụ từ tạo thành. Khi cụm từ có bổ ngữ tình thái làm vị ngữ, thì các phụ từ bổ ngữ đồng thời biểu thị các ý nghĩa tình thái vị ngữ, có tác dụng đánh dấu vị ngữ.

Ví dụ: Khi còn nhỏ, tôi rất thích nhảy dây (Bổ ngữ “rất” giúp cho người nghe hiểu được sự say mê chơi nhảy dây của tôi khi còn nhỏ)

b. Bổ ngữ đối tượng, biểu thị các sự vật có quan hệ với động từ hay tính từ trung tâm. Bổ ngữ đối tượng xuất hiện trong câu do yêu cầu diễn đạt “cái thông báo” và do ý nghĩa của từ trung tâm đòi hỏi hoặc chi phối. Bổ ngữ đối tượng thường do danh từ, danh ngữ, đại từ tạo thành. Bổ ngữ đối tượng có thể kết nối với động từ hoặc tính từ theo lối trực tiếp (không dùng quan hệ từ) hoặc gián tiếp (có dùng quan hệ từ).

c. Bổ ngữ trực tiếp: Bổ ngữ loại này trả lời cho câu hỏi ai? cái gì? Nó thường được sử dụng không có giới từ, thường đứng trực tiếp sau vị ngữ và được phản ánh bằng:

- Danh từ, danh ngữ: Tôi // đã đọc những tờ báo này

- Đại từ: Tôi // đọc chúng vào buổi sáng

- Mệnh đề: Cô ta // nói rằng anh ta có thể đến lúc 5 giờ

d. Bổ ngữ miêu tả: Được tạo thành từ một từ hoặc một cụm từ dùng để biểu thị tính chất, mục đích, … để bổ nghĩa cho động từ, tính từ trung tâm và nó thường được đứng sau động từ.

Ví dụ: Mái tóc của cô ấy trông rất đẹp.

e. Bổ ngữ gián tiếp: Đây là loại bổ ngữ được phản ánh bằng danh từ hoặc đại từ, trả lời cho câu hỏi kiểu cho ai? cho cái gì?

Ví dụ: Tôi // định đi mua ít đồ cho gia đình.

Trong câu tiếng Việt, bổ ngữ có thể kết hợp với nhau. Quan hệ giữa các bổ ngữ khi kết hợp với nhau là rất chặt chẽ. Có mấy trường hợp kết hợp bổ ngữ thường thấy sau đây:

động từ + đối tượng + người nhận (VD: tặng hoa cho bạn)

động từ + đối tượng + người phát (VD: vay tiền của bạn)

động từ + người nhận lệnh + nội dung lệnh (VD: buộc địch bỏ chạy)

động từ + đối tượng + điểm đến (VD: đặt sách lên bàn)

e. Bổ ngữ miêu tả, đứng sau động từ, biểu thị cách thức, trạng thái, tính chất, mục đích, nơi chốn,… bổ nghĩa cho động từ hay tính từ trung tâm.

Ví dụ: Cỏ dại // cao lút đầu.

Bổ ngữ miêu tả do từ hay cụm từ tạo thành. Bổ ngữ miêu tả có thể nối với từ trung tâm bằng quan hệ từ hoặc không dùng quan hệ từ.


3. Một số bài tập về bổ ngữ

Câu 1: Em hãy bổ sung thêm thành phần bổ ngữ cho các câu sau để làm rõ nội dung câu:

a) Mùa hè, trời nóng.

b) Cu Tí chạy bộ.

c) Dòng sông chảy.

d) Không khí yên ắng.

e) Đèn đường chiếu sáng.

Trả lời:

a) Mùa hè, trời nóng. → Gợi ý: Mùa hè, trời nóng bức đến khó chịu.

b) Cu Tí chạy bộ. → Gợi ý: Cu Tí chăm chỉ chạy bộ.

c) Dòng sông chảy. → Gợi ý: Dòng sông chảy xiết lắm.

d) Không khí yên ắng. → Gợi ý: Không khí yên ắng đến mức có thể nghe thấy tiếng thở của mình.

e) Đèn đường chiếu sáng. → Gợi ý: Đèn đường chiếu sáng rực rỡ cả không gian.

Câu 2: Xác định bổ ngữ trong những câu sau:

a. Mai rất hòa đồng với các bạn trong lớp.

b. Cơn bão số 7 thổi mạnh làm quật ngã hết cây.

Gợi ý:

a. Mai rất hòa đồng với các bạn trong lớp.

→ Bổ ngữ: rất

b. Cơn bão số 7 thổi mạnh làm quật ngã hết cây.

→ Bổ ngữ: thổi mạnh

Câu 3: Xác định bổ ngữ trong những câu sau:
- Cuốn sách rất vui nhộn.
- Gió đông bắc thổi mạnh.

Trả lời:

- Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ "vui nhộn", rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ).
- Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ "thổi", thổi mạnh được gọi là Cụm động từ).

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu Bổ ngữ bắt buộc là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết.

icon-date
Xuất bản : 12/11/2022 - Cập nhật : 01/07/2023