logo

Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối

Mời các em tham khảo dàn ý vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được các ý chính cần triển khai cho bài văn cảm nhận về bài thơ Chiều tối, qua đó củng cố thêm kiến thức về tác phẩm, và tự viết cho mình một bài văn mẫu hay nhất. Cùng tham khảo nhé!

Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối chi tiết - Mẫu số 1Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối (ngắn gọn, hay nhất)

a) Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế, ngoài ra còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Bài thơ Chiều tối là tác phẩm vô cùng tuyệt mỹ, cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.

- Dẫn dắt vấn đề: Vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài Chiều tối.

Ví dụ: Ai cũng mong muốn mình có một mái ấm gia đình, đó không có gì là xa lạ, khó hiểu nhưng với Bác Hồ khiến tôi khá bất ngờ, suốt đời vì nước, vì dân, không một chút riêng tư, bài thơ "Chiều tối" có lẽ đã hé mở cho chúng ta nhìn thấy một thoáng ước mơ thầm kín về một mái ấm gia đình, một chỗ dừng chân trên con đường dài xa vạn dặm.

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên say đắm

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

- Không gian rộng lớn cao xa, thoáng đãng nhưng gợn buồn ở sự trống vắng, lẻ loi.

- Đây là những chi tiết quen thuộc trong thơ ca tạo ra cho bài thơ mang một màu sắc cổ điển

- Bức tranh cảnh vật mang nét đặc trưng của thơ cổ ước lệ, tượng trưng nhưng vẫn rất gần gũi hoà hợp với nhân vật trữ tình:

+ Cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn hay chính là sự mỏi mệt của người tù sau một ngày đầy ải

+ Chòm mây lẻ loi hay chính là nỗi cô đơn của người tù nơi đất khách quê người

=> Cảnh vật được bao phủ bởi tâm trạng của nhân vật trữ tình, người tù như tìm thấy sự đồng cảm, sẻ chia từ thiên nhiên.

* Luận điểm 2: Tình yêu thương con người sâu sắc

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng"

- Hình tượng thơ đã có sự chuyển động của thiên nhiên chuyển sang cuộc sống con người, tâm trạng nhà thơ đang buồn cũng trở nên vui tươi, dường như nhà thơ đã quên hẳn nỗi buồn của riêng mình để hoà nhập vào niềm vui của mọi người.

- Hình ảnh cô gái không phải thoáng qua để trang điểm cho bức tranh mà là trọng tâm của bức tranh, cũng không phải cô gái khuê các, lãng mạn mà là người lao động, cái đẹp trong cuộc sống đã đi vào trong thơ một cách tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp khoẻ khoắn, sinh động.

- Bếp lửa rực hồng gợi nên một gia đình ấm áp, sum họp, nó là vẻ đẹp của cuộc sống, đồng thời cũng là niềm khao khát mái ấm gia đình.

- Chuyển động thời gian bằng bút pháp liên tưởng rất đặc trưng của thơ Đường: dùng cái sáng để tả cái tối. Chỉ khi bóng tối đã bao trùm thì bếp lửa mới rực hồng.

- Bản dịch thêm vào chữ "tối" không sai nhưng làm mất đi cái ý vị của thơ Đường.

* Luận điểm 3: Tinh thần sống lạc quan, ý chí kiên cường, sắt đá

- Tâm trạng có sự vận động từ buồn đến vui, từ cô đơn, lẻ loi đến ấm áp.

+ Hình ảnh cánh chim bay về tổ, gợi chút gì đó ấm áp của sự đoàn tụ.

+ Chòm mây cô đơn nhưng lại “mạn mạn độ thiên không” -> gợi một tâm hồn khoáng đạt, phong thái ung dung, tự tại, làm chủ mình trong mọi hoàn cảnh.

+ Hình ảnh chiếc cối xay ngô của cô gái vùng sơn cước cũng vận động

-> Thời gian trôi dần theo cánh chim và chòm mây theo những vòng xoay của cối xay ngô, quay mãi, và đến khi “bao túc ma hoàn” thì “lô dĩ hồng”.

+ Bình luận về chữ “hồng” - nhãn tự của bài thơ, nó nằm ở cuối bài nhưng lại gánh được 24 chữ kia, và mang lại thần sắc cho bài thơ.

=> Tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản luôn lạc quan tin tưởng và hướng về ánh sáng, về những điều tốt đẹp.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Hình ảnh thơ đậm chất cổ điển

- Ngôn ngữ hàm súc, chân thực, giàu sức gợi

- Bút pháp chấm phá cổ điển, hiện đại kết hợp hài hòa.

c) Kết bài:

- Nêu cảm nhận về tâm hồn của Bác


Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối cực ngắn - Mẫu số 2

1. Mở bài

Bài thơ "Chiều tối" là tác phẩm vô cùng tuyệt mỹ, cho thấy được vẻ đẹp của một tâm hồn lớn trong con người của Bác.

2. Thân bài

- Tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm, xem thiên nhiên như người bạn tri ân, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên

- Tấm lòng với nhân dân, yêu quê hương đất nước thiết tha

- Tinh thần sống lạc quan, nghị lực sống phi thường, luôn tin và hướng về những điều tốt đẹp

3. Kết bài

"Chiều tối" viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn mà cô động, mang dáng dấp tâm hồn người chiến sĩ yêu nước thiết tha


Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối - Mẫu số 3

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần phân tích.

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Nằm ở vị trí số 31 trong tổng số 131 bài của tập thơ Nhật ký trong tù, được Bác sáng tác vào khoảng cuối mùa thu năm 1942, trên trường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo (Trung Quốc).

* Tâm trạng của thi nhân trong bức tranh thiên nhiên ở hai câu thơ đầu:

- Chất cổ điển trong thơ được bộc lộ rõ rệt, khi lần lượt hình ảnh cánh chim cũng như chòm mây đều là những thi liệu quen thuộc trong thi ca của người xưa, đã gợi ra một khung cảnh chiều tối có phần vắng vẻ, đìu hiu.

- Hình ảnh cánh chim:

+ Gợi ra cảnh chiều tà, sự kết thúc một ngày trong im lìm, trong sự vận động vội vàng của cánh chim trời => Sự vận động của thời gian.

+ Nét hiện đại: Nhìn ra sự vận động bên trong của sự vật, nhận thấy được sự mỏi mệt của cánh chim vội vã tìm về tổ. Cảm nhận đó xuất phát từ mối tương quan sâu sắc giữa người tù cách mạng và cánh chim.

=> Cái nhìn lạc quan, âu yếm, cánh chim trong thơ Bác lại có một điểm dừng nhất định. Đồng thời từ góc độ cánh chim ta cũng nhận ra những nỗi nhớ quê hương, nhớ đất mẹ tha thiết của tác giả, cũng như tâm trạng xót xa, buồn bã với cảnh ngộ của bản thân, khi phải lưu lạc trên đất khách, chịu cảnh gông xiềng mà chốn ngủ tối nay còn chưa biết là ở đâu.

- Hình ảnh chòm mây:

+ Thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ điển phương Đông, bộc lộ những cảm nhận về ước mơ tự do, phiêu diêu thoát khỏi cõi trần tục, cũng như những cảm xúc bâng khuâng, bất định của con người trước cõi hư vô, bất định.

+ Trong thơ của Hồ Chí Minh, chòm mây được đưa vào một viễn cảnh thực hơn, mây của Bác là để diễn tả cái nhìn lạc quan, ung dung trước cảnh ngộ khó khăn. Dẫu vất vả, mỏi mệt nhưng Người vẫn cảm thấy mây trời đang trôi một cách thong thả, nhẹ nhàng, gợi mở một không gian khoáng đạt, trong trẻo.

=> Tâm hồn tự do, thi vị, bộc lộ sự cô đơn, trống trải, lẻ loi của một người tù nơi đất khách.

Tiểu kết: Chung quy lại hai câu thơ tuy tả cảnh đất trời yên bình thong thả, nhưng cũng thấm thía nhiều nỗi buồn của con người.

* Tâm trạng của thi nhân trong bức tranh sinh hoạt của con người:

- Hình ảnh cô gái với công việc xay ngô vốn dĩ là một công việc vô cùng giản dị đời thường, nhưng trong bối cảnh nghệ thuật ta lại nhìn ra được vẻ đẹp của tuổi trẻ, sự sung sức, đức tính cần cù chăm chỉ lao động của con người giữa cuộc sống núi rừng thôn dã.

- Thể hiện quan điểm thẩm mỹ mới mẻ, hiện đại của Hồ Chí Minh, khi con người và cuộc sống sinh hoạt nổi bật lên giữa thiên nhiên rộng lớn, hơi ấm, sức sống mạnh mẽ của con người trong công cuộc lao động đã làm mờ đi ngoại cảnh rừng núi bao la.

=> Bộc lộ một cách rõ nét tấm lòng yêu thương, gắn bó với cuộc sống lao động, gắn bó với nhân dân.

- "lò than đã rực hồng" lại là một hình ảnh vừa cổ điển vừa hiện đại:

+ Tính cổ điển nằm ở bút pháp chấm phá, chỉ một bếp lửa rực hồng nhưng đã gợi ra cảnh trời hoàn toàn tối hẳn, từ buổi chiều tà đã chuyển hẳn sang đêm, cái sáng của lò than hồng đã mang đến cái đêm tối đậm đặc chốn sơn dã.

+ Điểm hiện đại ta nhìn đến chữ "hồng", được xem là nhãn tự của cả bài thơ, thắp sáng, xua đi tất thảy những cái hiu quạnh ấy, đem về sự ấm áp, sinh khí bao trùm lên toàn bộ cảnh vật cũng như tâm hồn của thi nhân.

=> Kéo thi nhân về những cảm giác của sự ấm áp đoàn viên, sum họp trong gia đình. Thể hiện sự vận động tích cực trong tâm hồn của người tù cách mạng, luôn hướng về sự sống và ánh sáng, luôn có một niềm tin về tương lai tươi sáng, giữ vững được tinh thần lạc quan, cũng như tấm lòng hòa hợp với thiên nhiên, yêu thương trân trọng con người.

3. Kết bài:

- Nêu nhận xét.

---/---

Từ Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối Top lời giải đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 11 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021