logo

Dàn ý phân tích Vợ Nhặt

          Học không phải chỉ đọc lý thuyết sẽ rất khó để thành công mà phải vận dụng linh hoạt, mềm dẻo vào thực hành. Trong quy trình hoàn thiện một bài văn thì khâu lập dàn ý sẽ là khâu mở màn, định hình cho bài viết đi đúng hướng, đủ ý, tiết kiệm thời gian. Ví dụ điển hình về dàn ý tác phẩm vợ nhặt bên dưới đây.

Dàn ý phân tích Vợ Nhặt | Văn mẫu 12 hay nhất


Mở bài Phân tích Vợ Nhặt

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Kim Lân đã nói về truyện của mình như sau: “Điều đáng nói nhất là trong cái đói, con người vẫn nghĩ đến điều sung sướng… Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống… Những con người khốn cùng ấy chẳng hề từ bỏ lòng ham sống, ham hạnh phúc.” Từng lời nhận xét cho chính thi phẩm của mình mới thấm thía nỗi lòng Kim Lân đặt vào tác phẩm và hiện thực xã hội lúc bấy giờ, tận cùng của tối tăm, khổ đau vẫn le lói ánh sáng của tương lai, của nét đẹp tâm hồn con người.

- Tác phẩm vợ nhặt là một thi phẩm điển hình với ba nhân vật đặt cạnh nhau có cùng số phận nhưng lại hiện lên vẻ đẹp của tình người, niềm hy vọng vào tương lai.


Thân bài Phân tích Vợ Nhặt

1. Nhân vật Tràng

- Nhân vật chính nêu lên chủ đề của tác phẩm. Tràng xuất hiện trong tác phẩm là một anh chàng ngoài 30 tuổi, ngật ngưỡng bước đi trong ánh chiều tàn.

+ Tràng có “thân hình to lớn, vập vạp, lưng to như lưng gấu, cặp mắt ti hí, hàm bạnh ra, đầu trọc lóc, trên vai lúc nào cũng thắt chiếc áo nâu tàn”. ® Nhân vật có ngoại hình xấu xí, không hòa hợp, tuy không đẹp nhưng rất khỏe mạnh.

+ Tràng là dân ngụ cư, nhà cửa tồi tàn, rúm ró đến nay vẫn chưa có vợ.

+ Tràng được con nít trong xóm rất thích, mỗi lần thấy anh về là chúng lại ùa ra đùa nghịch, ôm chân, vây lấy anh.

- Bỗng nhiên trời tối sầm, Tràng dắt về một người đàn bà

+ Trong đợt đưa xe thóc ra tỉnh, Tràng buông lời ghẹo thì bỗng có người đàn bà đon đả đến giúp anh. Đến hôm sau, tình cờ gặp người đàn bà ấy ngay cổng chợ, Tràng bị mắng té tát vì không giữ lời hứa, Tràng mời cô ấy ăn bánh đúc như chuộc lỗi.

+ Người đàn bà đó đã theo Tràng về nhà làm vợ, anh thấy sợ những cũng liều lĩnh cho theo. ® Tràng mặc cả với số phận để tìm kiếm hạnh phúc, mái ấm gia đình. Hay đó còn là sự cưu mang, giúp đỡ.

⇒ Họ bước qua cái ranh giới của nạn đói, cái đói để dìu dăt nhau về căn nhà hạnh phúc. Tràng được khác họa là người giàu tình thương, ấm áp và khao khát hạnh phúc.

- Sáng hôm sau ngày có vợ, Tràng vô cùng sảng khoái. Nhìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, mẹ rạng rỡ cười, người vợ chăm chỉ khiến Tràng hạnh phúc lạ thường, có trách nhiệm với gia đình hơn

- Khi nghe Việt Minh đang đứng dâỵ cứu đồng bào, Tràng lại càng hướng về cách mạng, cờ đỏ hi vọng vào tương lai tươi sáng.

⇒ Tràng hiện lên là một nhân vật với hai nét tính cách vừa hồn nhiên như đứa trẻ lại có lúc chín chắn như người lớn, có tâm hồn vị tha, cao thượng,

2. Bà cụ Tứ.

- Bà cụ Tứ là mẹ của Tràng. Bà xuất hiện ngay đoạn con mình đưa vợ về nhà. Ban đầu bà im lặng, có vẻ không hài lòng nhưng sau đó đã hiểu ra vấn đề và chấp nhận người đàn bà đó.

+ Vì nghèo mà Tràng phải nhặt vợ, hạnh phúc kéo dài bao lâu khi trong nhà còn không đủ miếng ăn. Bà xót xa cho con trai mình

+ “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ…” Bà thương con, nhìn đời bằng sự từng trải và cảm thông cho người đàn bà kia.

- Bà dang rộng đôi tay, chấp nhận ngươì đàn bà kia làm con dâu mình.

- Dù lo khi thấy con có vợ nhưng vẫn có chút hy vọng vào tương lai. Cụ cùng con dâu dậy sớm, lo toan nhà cửa, dọn dẹp ngăn nắp như sửa soạn cho cuộc sống mới với đầy hy vọng. Rồi cụ tính tới việc làm ăn.

- Buổi ăn sáng đầy ắp tình thương, dù ăn không ngon nhưng ấm áp không khí gia đình.

⇒ Cụ Tứ là một người mẹ nghèo nhưng sâu sắc, thương người với sự bao la dung dị. Biết hy vọng vào ngày mai sáng tuơi.

3. Người vợ nhặt.

- Cô ta là người vô gia cư, không nơi nương tựa, cũng vì cái nghèo mà khiến cô phiêu bạt nơi xứ người. Sau khi gặp Tràng ngoài chợ, được chiêu đãi vài bát bánh đúc cùng câu nói bông đùa cô đã theo Tràng về nhà. ® Người đàn bà làm vậy cốt để tìm chốn nương thân nhưng thật tâm trong lòng vẫn có cảm tình.

- Trên đường về nhà, cô ta ban đầu có chút e ngại, sau đó lại dùng những lời lẽ như của một người vợ dành cho chồng thể hiện trách nhiệm, bổn phận và lòng yêu thương.

- Vừa đến nhà Tràng, cô đảo mắt nhìn một vòng có chút thất vọng đến khi gặp bà cụ Tứ, những lời ngọt ngào, dịu hiền đó đã tưới mát tâm hồn cô ta, người đàn này yên tâm và chấp nhận xây dựng gia đình cùng Tràng sau sự cho phép của cụ Tứ.

- Sáng hôm sau, cô ta đã dậy sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp tinh tươm, sạch sẽ nhà cửa, họ cùng trò chuyện vui vẻ cùng nhau. Có lẽ cùng cảnh ngộ nên họ trở nên thân thiết, gắn kết hơn.

- Cô ta cũng rất am hiểu tin tức, hy vọng vào Cách Mạng, vào một cuộc đời khác tươi đẹp ở tương lai.

⇒ Như vậy, Kim Lân xây dựng tác phẩm trong bối cảnh nạn đói năm 1945 xoay quanh việc khắc họa ba nhân vật trên, dù với những ngôn từ giản dị, hình ảnh đơn sơ, mộc mạc nhưng với tài năng Kim Lân đã khiến người đọc cảm nhận rõ nét từng đặc điểm, cá tình của nhân vật và chủ đề của tác phẩm. Dù có nghèo khổ, cuộc sống tối tăm bao phủ nhưng họ vẫn sóng có tình thương và trách nhiệm.


Kết bài Phân tích Vợ Nhặt

- Kim Lân đã thể hiện vẻ đẹp của tình người qua ba nhân vật và làm sáng tỏ nên giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Niềm tin và tình thương giúp con người vượt lên tất cả, chiến thắng hoàn cảnh.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021