logo

Dàn ý Phân tích Thị trong Vợ nhặt

           Mỗi thể loại đề bài văn sẽ có cần những kĩ năng làm bài khác nhau, để mang lại kết quả cao thì cần ở người học sinh không chỉ nắm vững nội dung của tác phẩm văn học mà cần trang bị cho mình những cách làm bài phù hợp với từng yêu cầu của đề. Nếu như với đề miêu tả, học sinh sẽ tập trung vào việc tái hiện các tính chất, đặc điểm, vai trò… của một sự vật, hiện tượng. Còn với văn nghị luận thì cái quan trọng trước tiên là xác định được bản chất của đề văn là nghị luận về tư tưởng đạo lí hay là một hiện tượng xã hội để từ đó áp dụng phương pháp phù hợp. Có thể thấy tầm quan trọng của phương pháp làm bài sẽ mang lại thành quả một bài văn như thế nào, vậy chúng ta cùng đón xem bài phân tích mẫu bên dưới đây và tự rút kinh nghiệm cho bản thân để văn học đối với bạn trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

Dàn ý Phân tích Thị trong Vợ nhặt | Văn mẫu 12 hay nhất


Mở bài Phân tích Thị trong Vợ nhặt

           “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đóingười ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.” Đó cũng chính là đôi lời tâm sự của Kim Lân về đứa con đẻ của mình là thi phẩm “vợ nhặt”. Nhân vật tự sự thường có tên cụ thể, đôi khi vô danh vì họ chỉ lướt qua tác phẩm ở một vài phân đoạn nhỏ nhưng không vì thế mà mờ nhạt. Có lẽ việc không đặt tên là một dụng ý sáng tạo của nhà văn như hình ảnh người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân. Qua nhân vật này ta thấy sự phản ánh sâu sắc về số phận đói nghèo cùng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động trước Cách Mạng.


Thân bài Phân tích Thị trong Vợ nhặt

          Nạn đói năm 1945 thật sự là một thảm họa tàn khốc với con người và in hằn mãi trong tâm trí của Kim Lân, ông vốn dĩ là nhà văn của làng quê, nông thôn vì thế trước hiện thực này ông đáu đáu khôn nguôi đặt để cảm xúc, tình cảm và những suy nghĩ triết lí của mình vào tác phẩm Vợ nhặt. Ngoài nhân vật trung tâm là Tràng, bà cụ Tứ thì cô nàng không tên, được gọi là vợ nhặt chính là một nét nhấn, một cách sáng tạo, dụng ý riêng của nhà thơ, nhân vật này hiện lên góp phần làm chủ đề tác phẩm rõ hơn.

          Người vợ nhặt xuất hiện ngay hôm xuất hiện ngay trước cái hôm Tràng có chuyến đưa xe thóc lên tỉnh, với vài lời đùa chọc ghẹo của Tràng nên cô gái này đã giúp Tràng để xe thóc. Cuộc gặp hôm đó rồi thôi, ấn tượng hơn là vào cái hôm người đàn bà này trong bộ dạng rách rưới ngồi trước cổng chợ. Thấy Tràng cô ta sầm sập chạy đến trước mặt sưng sỉa mắng: “Điêu! Người thế mà điêu!”. Câu nói của ta thật là sỗ sàng, táo bạo, hành vi lỗ mãng nhưng lại thật táo bạo, mạnh mẽ. Trước lời trách móc đó Tràng chợt nhận ra mình đã thất hứa, nụ cười hiền lành của anh như thay cho lời hối lỗi và mời trầu xã giao nhưng cô ta cong cớn nói rằng: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. Tràng không nghĩ ngợi, vui vẻ mời, cô ta liền sà ngay vào hàng bánh đúc, cắm đầu ăn một hơi bốn bát liền. Thoạt nhìn thì thấy hành động của cô ấy thật thiếu lịch sự nhưng ngẫm lại cũng thật tội nghiệp, chớ trêu cho thân phận con người trong nạn đói.

          Cô gái tội nghiệp này là một người vô gia cư, đến ngay cả cái tên cũng chẳng có. Từ xứ khác cô ấy lưu lạc đến nơi này vì nạn đói, lênh đệnh nới xứ người, nay đây mai đó bám víu bờ bịu sống qua ngày. Dáng hình “cô ta gầy sọp hẳn đi, hai con mắt thì trũng hoáy, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo rách tả tơi như tổ đĩa”. Qua cách miêu tả ngoại hình mới thấy được nạn đói quá ghê gớm, sự sống của con người thoi thóp qua từng ngày. Dù chỉ cho ăn 4 bát bánh đúc nhưng cô gái vẫn chấp nhận theo Tràng về nhà làm vợ không điều kiện, không phải vì cô ấy không có lòng tự trọng mà chính nạn đói đã biến con người thành cỏ rác, rẻ rúng. Nói sâu hơn thì không phải cô ta được Tràng nhặt về mà chính hai người họ nhặt lấy nhau, cùng khao khát về một cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm áp, lớn hơn là niềm hy vọng, tin tưởng vào ánh sáng ở phía trước. Tình huống gặp Tràng cô gái hiện lên đói rách bèo bọt tiêu biểu cho hình tượng người lao động lúc bấy giờ. Nhưng tươi mát trong cái tối tăm là những tâm hồn đẹp hiện lên, khao khát được sống, được yêu thương.

          Trở về nhà cùng Tràng, hai người họ đi qua xóm ngụ cư đón nhận bao ánh mắt ngạc nhiên, dò xét của mọi người khiến cô gái bối rối, rón rén lấy nón che mặt. Một hành động nhỏ này đủ thấy cô ta ý thức về thân phận, danh dự của bản thân, lòng tự trọng. Nhưng khi chỉ có hai người họ, ai cũng ngượng thì cô ta liền bắt chuyện: “Nhà có ai không? – có một mình tôi mấy u”. Cô ta tủm tỉm cười trước câu trả lời trẻ con của Tràng, một nụ cười kín đáo, duyên dáng dâng lên niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Về đến nhà cô đưa mắt đảo một lượt thấy sự trống trải liền toát lên tiếng thở dài, có vẻ niềm hy vọng giờ bị vụt tắt nên cô nhếch mép cười nhạt nhẽo. Đắn đo, phân vân hồi lâu thì cô quyết định “thôi thì nhắm mắt đưa chân”, hiện lên một tương lai mờ mịt, tối tăm của cô ta.

         Cụ Tứ đi làm về, cô ta liền lễ phép chào mẹ “U đã về ạ!”. Ngôn ngữ, cử chỉ cho thấy sự từ tốn, đứng đắn có chừng mực khác hẳn với người đàn bà ngoài cổng chợ trước đó. Cụ Tứ không đáp lời, lặng thinh, bầu không khí trùng xuống khiến cô lo sợ, cúi mặt cho thấy một sự ý thức về thân phận. Thế rồi cụ Tứ cũng lên tiếng “con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân” nghe lời nói dịu ngọt ấy người đàn bà thật sự an tâm. Một sự bù đắp về tinh thần, chỗ dựa tình cảm cô ta tìm thấy được khi về nhà Tràng.

          Sáng hôm sau đó cô cùng mẹ chồng dậy sớm, dọn dẹp nhà cửa, họ nói chuyện với nhau cởi mở, chân thành. Lúc ăn sáng, dù thất vọng trước bát cháo cám mẹ đưa nhưng cô giấu đi cố và vào miệng để mẹ không thấy. Một chi tiết nhỏ cũng thấy được cách cư xử tử tế, khôn khéo của cô ta. Tiếng gọi thúc thuế vang lên khiến mọi người lo lắng, cô ta thông báo: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đây”, chứng tỏ cô ta  là người hiểu thời thế, hy vọng về tương lai tươi sáng thay đổi số phận, tin vào cách mạng.


Kết bài Phân tích Thị trong Vợ nhặt

       Qua truyện vợ nhặt, Kim Lân đã thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật một cách tinh tế, đặc sắc. Hình tượng nhân vật người vợ nhặt phản ánh hiện thực tối tăm của xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8 và khắc họa một tâm hồn, nhân cách đẹp làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của tác phẩm, tài năng của Kim Lân…

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021