logo

Dàn ý phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn hay nhất

Tham khảo dàn ý phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn hay nhất ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo! 


Dàn ý phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn - Mẫu số 1

Dàn ý phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn hay nhất (ngắn gọn, hay nhất)

a) Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Duy là một trong những cây bút tài hoa không chỉ bởi ở ngôn ngữ thơ mà còn ở hình tượng sáng tác gợi cảm, chân quê.

+ Bài thơ Đò Lèn được sáng tác vào tháng 9 - 1938 khi Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn.

- Dẫn dắt, giới thiệu hình ảnh người bà: Bài thơ đã tái hiện hình ảnh người bà nghèo khổ, tần tảo, đôn hậu... qua những vần thơ bình dị có một sức ám ảnh và cuốn hút kì lạ.

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Người bà hiện lên là một người hết mực yêu thương cháu và một tấm lòng thiện lương

- Bà cháu luôn đi cùng nhau:

+ Bà cho cháu "níu váy" đi chợ Bình Lâm

+ Bà cùng cháu đi lễ, đi chùa... -> hướng cháu đến cái thiện

- Những trò chơi của người cháu luôn gắn liền với những hình ảnh quen thuộc của người bà, của nơi đền chùa: hương trầm, huệ trắng,…

+ câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

+ ăn trộm nhãn chùa Trần

+ chân đất đi đêm xem hội…

=> Tuổi thơ của tác giả luôn gắn bó, gần gũi bên bà.

* Luận điểm 2: Người bà hiện lên với sự tần tảo, đức hi sinh lớn lao:

- Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, người bà đã làm rất nhiều công việc cơ cực khác nhau:

+ Sáng mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại

+ Tối đến bà lại đi Quán Cháo, Đồng Giao

+ Đi bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội

+ Những năm đói phải ăn "củ dong riềng luộc sượng"

+ Bà gánh cả phần trách nhiệm của người bố, người mẹ để chăm sóc cho đứa cháu.

-> Người bà lam lũ, cơ cực, chịu nhiều vất vả

=> Trong mắt người cháu, sự hiền hậu, nhân hậu, vất vả, hi sinh của người bà giống chẳng khác nào tiên phật, thánh thần.

* Luận điểm 3: Hình ảnh người bà hiện lên với sự kiên cường của những bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Dù bom đạn có phá tan nhà cửa, chùa chiền, bà vẫn không hề lùi bước trước những mất mát ấy.

- Bà kiên cường đối mặt với cuộc sống mưu sinh khó khăn, hiểm nguy và kiếm sống bằng những nghề khác nhau.

c) Kết bài

- Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn: Hình tượng người bà trong bài thơ Đò Lèn là đại diện cho những vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam anh hùng, không ngại khó khăn để mang đến một cuộc sống yên bình cho người cháu.


Dàn ý phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn - Mẫu số 2

Dàn ý phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn hay nhất (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

1. Mở Bài

- Giới thiệu về hình ảnh người bà trong văn học và người bà trong bài thơ "Đò lèn"

2. Thân Bài

- Người bà được tác giả khắc họa trong bài thơ là người bà yêu thương cháu hết mực:

+ Bà cho người cháu "níu váy" đi chợ Bình Lâm cùng mình

+ Ngoài ra người bà ấy còn cho người cháu đi đền, đi chùa cùng mình→ Hướng đến cái thiện.

→ Tuổi thơ của tác giả gắn bó, gần gũi bên người bà đáng kính và thân thuộc.

- Người bà lam lũ, cơ cực, chịu nhiều vất vả:

+ Bà đi mò cua xúc tép, gánh chè xanh, bán trứng

+ Những năm đói phải ăn "củ dong riềng luộc sượng"

- Đó là người bà giàu đức hi sinh. Bà cao thượng như những bậc thánh thần. Bà gánh cả phần trách nhiệm của người bố, người mẹ để chăm sóc cho đứa cháu.

- Trong chiến tranh, bà kiên cường đối mặt, kiên cường với cuộc sống mưu sinh đầy khó nhọc, hiểm nguy.

- Người bà mất đi để lại bao nỗi xót xa, ân hận cho người cháu vì người cháu đã vô tâm, không nhận ra sự cơ cực, vất vả của người bà sớm hơn.

3. Kết Bài

Cảm nhận về hình ảnh người bà trong "Đò lèn".

---/---

Trên đây là Dàn ý phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn hay nhất do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021