logo

Dàn ý phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Dàn ý, có lẽ nhiều người sẽ xem thường khâu này là không cần thiết nên đã bỏ qua nó, tuy nhiên việc lập ra hệ thống dàn ý tốt sẽ giúp cho bài văn của bạn sẽ đảm bảo đủ hệ thống nội dung, vị trí các ý trong bài theo trình tự hợp lí. Sẽ không mất nhiều thời gian để lập ra dàn ý và hiệu quả nó mang lại sẽ không tưởng, do vậy đừng bỏ qua nhé. Bây giờ cùng tham khảo dàn ý chi tiết của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của tác giả Nguyễn Du.


Mở bài Dàn ý phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Giới thiệu về tác giả và đoạn trích phân tích.

- Tác giả Nguyễn Du: Nhắc đến các cây đại thụ của nền văn học Việt Nam thì không thể không nói đến thi nhân, đại thi hào Nguyễn Du. Như một nhận định đã nói: 'Trong lịch sử văn học ta có thể nói Nguyễn Du là nhà thơ đã viết được về nỗi đau của con người, nhất là nỗi đau của người phụ nữ như là nỗi đau riêng của chính bản thân mình".

- Tác phẩm Truyện Kiều là môt kiệt tác được Nguyễn Du sáng tạo tài tình từ một tác phẩm “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân.

- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được lấy từ tác phẩm Truyện Kiều với nội dung khắc họa vẻ đẹp ngút trời, hoàn mỹ của hai chị em Thúy Kiều.

Dàn ý phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều | Văn mẫu 9 hay nhất


Thân bài Dàn ý phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Khái quát chung

- Có thể giới thiệu sơ lược về sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Du từ đó dẫn dắt vào đoạn trích Chị em Thúy Kiều: Trong lịch sử văn học, ta có thể nói Nguyễn Du là nhà thơ luôn trăn trở, viết về nỗi đau của con người, đặc biệt là nỗi đau của phụ nữ với niềm cảm thương sâu sắc…

- Đoạn trích Chị em Thúy Kiều được trích từ tập Truyện Kiều. Nguyễn Du đã ngòi bút khắc họa vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân, hoàn cảnh gia đình của chị em nhà Thúy Kiều.

- Đoạn trích này sẽ được thấy ngay ở mở đầu của tập Truyện Kiều.

Đôi nét về vẻ đẹp và thân phận của chị em Thúy Kiều (4 câu đầu)

- Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Hai người may mắn có một sắc đẹp ngút ngàng, có thể gần như là hoàn mỹ. Mỗi người sẽ mang một nét đẹp riêng.

- “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: hai chị em không chỉ vừa có một vẻ đẹp bên ngoài cuốn hút, toàn vẹn mà còn sở hữu một tâm hồn thanh cao, trong trắng, tinh khôi tựa như tuyết.

Thúy Vân, cô em gái với vẻ đẹp không thua kém người chị Thúy Kiều (4 câu tiếp)

- Nguyễn Du phóng bút tài tình miêu tả cụ thể chân dung của nàng Vân. Một vẻ đẹp cao quý, cổ điển mà ung dung, nhã nhặn, thanh thoát với các hình ảnh ước lệ từ thiên nhiên nhà thơ sử dụng: trăng, mây, tuyết, ngọc.

- Vẻ đẹp của Thúy Vân không có chỗ nào để chê, gần như toàn diện từ nét mặt, nụ cười, nước da, mái tóc cho đến lời nói, cử chỉ.

⇒ Qua cách Nguyễn Du gợi tả thì Thúy Vân hiện lên là một cô gái với vẻ đẹp tính cách và số phận cuộc đời gần như trùng khớp với nhau, sự dịu dàng, phúc hậu, điềm đạm ở Vân cho thấy cuộc đời của cô cũng bình yên, phẳng lặng, chầm chậm trôi như vậy.

Vẻ đẹp của Thuý Kiều (12 câu tiếp theo)

- Nếu tả Vân chỉ dừng lại ở 4 câu thơ thì đến nàng Kiều, Nguyễn Du dành trọn mười hai câu, trong đó không chỉ là sự ngợi ca vẻ đẹp tuyệt hảo mà còn là tài năng của Kiều, từ đó là những dự đoán về cuộc đời không mấy phẳng lặng của nàng.

- Vẻ đẹp nhan sắc:

+ Kiều qua lời thơ của Nguyễn Du nổi bật hơn hẳn cô em, vẻ đẹp và tài năng có thể gọi là một sự sắc sảo, mặn mà.

+ Vẫn là bút pháp ước lệ được sử dụng ở đây, hàng loạt hình ảnh thiên nhiên, mây trời: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu đã sử dụng miêu tả Kiều, một vẻ đẹp tuyệt vời, hoàn hảo. Ở đây đôi mắt Kiều khá đặc biệt “làn thu thủy nét xuân sơn”: nhà thơ ví đôi mắt như làn nước mùa thu vừa trong trẻo mà chất chứa sâu thẳm nhiều nỗi niềm, kèm theo đó là đôi lông mày thanh thoát, như là vẽ.

+ “Hoa ghen – liễu hơn”: sắc đẹp của Kiều có thể nói là vượt ra khỏi chuẩn mực, nó đạt tới ranh giới của sự toàn mỹ, tuyệt vời không ai sánh bằng. Chính vì đó mà tác giả nhân hóa, noí quá để cho thấy vẻ đẹp của Kiều khiến thiên nhiên, đất trời hờn ghen, ganh tị.

⇒ Vẻ đẹp của Kiều có thể ví với những Tây Thi, nhưng đằng sau đó cho thấy một sự mâu thuẫn khi có “ghen – hờn” khác với Vân là “thua – nhường”. Như vậy một cuộc đời trắc trở, trục trặc, sóng gió không mấy suôn sẻ sẽ tìm đến với Kiều.

- Vẻ đẹp tài năng:

+ Tài năng của Kiều có thể nói là không ai sánh bằng, một sự toàn tài về: cầm - kì – thi – họa. Dường như mọi thứ đạt tới mức ngưỡng trong quan niệm thẩm mỹ phong kiến.

+ Đặc biệt Kiều giỏi đàn lại còn sáng tác nhạc, mang một trái tim đa sầu đa cảm

⇒ Qua 14 câu thơ bức chân dung về tài sắc, số phận của Kiều hiện lên rõ ràng. Dự báo rằng cuộc đời dập dìu sóng gió, lênh đênh, “hồng nhan bạc phận”.

Cuộc sống của hai chị em nhà Kiều (còn lại)

- Chị em Kiều sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo, chuẩn mực, phong lưu. Họ không tiếp xúc nhiều với bên ngoài.

- Cuộc sống khá là ấm êm, sung túc, dù tới tuổi cập kê nhưng Kiều và Vân vẫn không biết tình yêu là gì.


Kết bài Dàn ý phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều

- Khái quát lại chân dung hai chị em Kiều.

- Bút pháp ước lệ là nghệ thuật xuyên suốt được Nguyễn Du thể hiện taì tình, sáng tạo.

- Qua đó thấy được Nguyễn Du đã đề cao, ngợi ca con người, dự cảm số phận nàng Kiều.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021