logo

Dàn ý phân tích bài Nhưng nó phải bằng hai mày


Dàn ý phân tích bài Nhưng nó phải bằng hai mày


Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.

- Giới thiệu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan lại tham nhũng.

II. Thân bài

1. Trước khi xử kiện

- Viên lí trưởng nổi tiếng là người xử kiện giỏi

- Cải và Ngô đánh nhau, mang nhau đi kiện, Cải lót trước cho thầy lí năm đồng, Ngô biện chè lá những mười đồng.

        → Mâu thuẫn xuất hiện từ trong chính cách giới thiệu nhân vật – viên quan ăn của đút lót lại nổi tiếng là người xử kiện giỏi. Tiếng cười hài hước, thâm thúy bật ra từ mâu thuẫn ấy. Đồng thời, từ mâu thuẫn này cũng gợi nên trong người đọc sự hứng thú, tò mò, lôi cuốn người đọc vào vụ xử kiện của lí trưởng.

2. Trong lúc xử kiện

- Lí trưởng không cần điều tra, không cần xét hỏi mà ngay lập tức phán xét: “Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi”

        → Kết quả xử kiện của lí trưởng phụ thuộc vào số tiền đút lót của Cải và Ngô, ai đút nhiều hơn thì người ấy sẽ là người thắng kiện

- Cải: xòe bàn tay phải năm ngón

        → Ý nói con đã đút cho thầy năm đồng, thầy phải xử con thắng kiện mới đúng

        → Phê phán hành động đút lót của Cải. Đồng thời, tiếng cười cũng bật lên đầy chua chát khi Cải vừa mất tiền lại vừa phải chịu phạt.

- Lí trưởng:

    + Hành động: Xòe năm ngón tay trái, úp lên năm ngón tay phải trước mặt

    + Lời nói: “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày”

        → Câu nói và hành động của viên lí trưởng ngầm ý nó đút bằng hai mày nên xử nó thắng là điều tất nhiên. Tiếng cười bật lên từ chính hành động và lời nói của viên lí trưởng. Câu nói đã sử dụng hình thức chơi chữ với chữ “phải”.

        ⇒ Phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng.

3. Nghệ thuật

- Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ

- Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý

- Sử dụng cách chơi chữ

- Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021
/* */ /* */
/*
*/