logo

Dàn ý phân tích bài Cảnh ngày xuân

Bạn có bao giờ tự hỏi chiếc chìa khóa đắt giá cho những bài viết đỉnh cao là gì không? Không ai khác đó là những chiếc dàn ý chi tiết sơ bộ cho một bài viết dù là bài ngắn hay dài đều rất cần thiết. Khung xương chắc chắn thì sẽ tạo nên một thành phẩm với nội dung trọn vẹn, logic. Hay đơn giản hơn có thể hiểu là tầm quan trọng của việc lập dàn ý là không thể phủ nhận. Đừng băn khoăn, dưới đây sẽ đưa đến cho bạn một dàn ý rõ ràng về đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích trong “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du.

Dàn ý phân tích bài Cảnh ngày xuân | Văn mẫu 9 hay nhất


Mở bài Dàn ý phân tích bài Cảnh ngày xuân

Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Cụ thể xoay quanh nội dung là giới thiệu về tác giả Nguyễn Du cùng tác phẩm Truyện Kiều, tiếp đó đi sâu vào giới thiệu đoạn trích “cảnh ngày xuân” sẽ phân tích.

+ Có thể dẫn dắt câu nói/ nhận định liên quan đến tác giả/ tác phẩm: "Một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên, một mối đồng cảm với số phận và tâm tư con người, đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều". (Đặng Thanh Lê).

+ Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du – một đại thi hào vĩ đại của nền văn học Việt Nam luôn để lại dấu ấn riêng trong lòng độc giả với một giọng văn chắc nịch, cảm xúc, đầy triết lí nhân sinh lồng ghép trong đó là sự tài tình trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật, tả cảnh tài tình…

+ Giới thiệu Truyện Kiều, dẫn dắt vào đoạn trích Cảnh ngày xuân: Truyện Kiều được biết là một tác phẩm bất hủ khi nhắc đến ai cũng nhớ về thi nhân Nguyễn Du với ngòi bút miêu tả, khắc họa tài tình xoay quanh số phận, cuộc đời nhân vật Thúy Kiều…Đoạn trích Cảnh ngày xuân là những dòng thơ khắc họa về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân hữu tình…


Thân bài Dàn ý phân tích bài Cảnh ngày xuân

Phân tích đoạn trích.

Vị trí đoạn trích

- Sẽ không khó để nhận biết khi đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều

- Khung cảnh thiên nhiên ngày xuân tươi xanh, căng tràn sinh lực của thiên nhiên sẽ được khắc họa sắc nét trong đoạn trích.

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp rực rỡ màu sắc, sức sống tràn đầy (Bốn câu đầu)

- Mở đầu xuất sắc, ấn tượng khi nhà thơ dẫn dắt người đọc bước vào khu vườn xuân xanh tươi mơn mởn với nghệ thuật chấm phá tài tình.

- Hai cầu đầu hài hòa trong cách gợi cả về thời gian lẫn không gian, một sự kết hợp tinh tế để độc giả cảm nhận sự thấm thoát trôi nhanh của thời gian nhưng không gian thì rộng mở, bao trùm cảnh sắc mùa xuân.

+ Con én đưa thoi, bay lượn trên nền trời mùa xuân

+ Ánh sáng tinh khôi, nhẹ nhàng, ấm áp tỏa ngập khoảng trời

+ Thiều quang chín chục: ngày xuân đã qua tháng giêng dần bước sang đến tháng ba: Một sự nhắc nhẹ về sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian.

+ Màu xanh cỏ non hòa cùng sắc trắng của một vài bông hoa của cành lê: Không gian trong xanh, an yên, tinh khôi…

⇒ Một bức tranh mùa xuân hiện ra sắc nét, trong trẻo, mang hơi thở hồn Việt qua ngòi bút của thi nhân.

Khung cảnh của du xuân của chị em Thúy Kiều ở lễ hội trong tiết thanh minh (Tám câu tiếp theo)

- Hoạt động chính trong lễ hội ở hai câu đầu: Lễ tảo mộ và hội đạp thanh trong tiết tháng ba

+ Lễ tảo mộ mang biểu tượng cho sự ơn nghĩa, tri ân chân thành đến tổ tiên với hành động cụ thể là toàn tâm chăm chút mới mẻ, sạch sẽ cho phần mộ của những người đã khuất.

+ Lễ đạp thanh là thời điểm trai tài gái sắc có cơ hội giao lưu, hò hẹn, kết duyên cùng nhau trong không khí tưng bừng, náo nức, rộng ràng.

⇒ Qua một vài dòng thơ nhưng nhà thơ toát lên một sự hòa quyện giữa lễ và hội, đặt vào đó tình yêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trân quý giá trị cốt lõi của văn hóa…Và ở đây cũng là điểm gặp gỡ của Thúy Kiều và Kim Trọng. Không khí vừa trang nghiêm mà cũng náo nức, sôi nổi vô cùng.

Khung cảnh du xuân trở về của chị em Thúy Kiều mang nỗi lòng xao xuyến, một chút đượm buồn (Còn lại)

- Không khí hội xuân tưng bừng đã khép lại, cảnh sắc thiên nhiên êm đềm, dịu dàng thu lại trong bước chân người rời đi, lòng người lúc này lâng lâng một cảm xúc khó tả, lưu luyến, bịn rịn.

+ “Bóng ngả về tây”: thời gian có sự dịch chuyển từ sáng đến chiều tối yên tĩnh, trùng xuống.

+ “Nao nao”, “thanh thanh”, “nho nhỏ”: con người cùng cảnh sắc lúc này mang theo nỗi buồn, luyến tiếc…

- Ẩn hiện trong không khí và tâm trạng lúc này là một linh cảm về điều sắp xảy ra tương tự như ban sáng với dự báo cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và gặp gỡ giữa Thúy Kiều – Kim Trọng.

⇒ Buổi chiều tà được vẽ lên rất ấn tượng, xinh đẹp, dịu êm nhưng sâu trong đó là một điều gì đó nao buồn, dự báo điêù không hay sắp tìm đến. Và rồi mọi thứ cũng từ từ chìm trong lặng tim, mờ nhạt.

Nghệ thuật

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Ngôn ngữ giàu sức gợi tả, sinh động

- Khắc họa tâm trạng nhân vật sâu sắc.

Dàn ý phân tích bài Cảnh ngày xuân | Văn mẫu 9 hay nhất


Kết bài Dàn ý phân tích bài Cảnh ngày xuân

- Tóm lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích, nhận xét về tác giả.

- Cảm nghĩ bản thân về đoạn trích.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021