logo

Soạn bài: Cảnh ngày xuân (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Cảnh ngày xuân ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 9 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.

Khái quát đoạn trích Cảnh ngày xuân – trích truyện Kiều Soạn bài: Cảnh ngày xuân – trích truyện Kiều (ngắn nhất) | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài: Cảnh ngày xuân – trích truyện Kiều


Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Những chi tiết gợi lên khung cảnh riêng của mùa xuân là

- Chim én đưa thoi: Những đàn chim én chao liệng trên bầu trời, báo hiệu của những ngày xuân ấm áp, thanh bình

- Thiều quang: ánh sáng ấm áp chiếu rọi trên bầu trời xuân trong khoảng thời gian tháng ba.

- Cỏ non, hoa lê: Mùa xuân là mùa của sự đâm chồi, nảy lộc, khí xuân, cùng với nắng xuân, làm cho cỏ cây dội lên màu xanh tươi tốt, những bông hoa lê điểm trắng trên nền trời xuân thật duyên dáng.

⇒ Mở đầu bằng 4 câu thơ với những đặc điểm báo hiệu cho một mùa xuân với những hình ảnh tươi mới, bình yên và nhẹ nhàng. Mùa xuân được tác giả miêu tả với những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ, thả vào không gian, thời gian xuân


Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Tính từ: gần xa, nô nức

- Danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân

- Động từ: sắm sửa, dập dìu

⇒ Những từ ngữ đó cho thấy lễ hội đạp thanh là lễ hội quan trọng khiến ai ai cũng sắm sửa đi chơi hội, không khí ngày hội rộn ràng, tấp nập. Những người đi hội toàn là những tài tử, giai nhân mang tâm thế khoan thai, ung dung.

⇒ Tám câu thơ cho ta thấy một phong tục đẹp của người phương Đông, đó là phong tục tảo mộ ( sửa sang phần mộ của người thân), thể hiện sự trọn đạo hiếu làm con, làm cháu đối với người thân đã khuất. Đây là một nét đẹp trong văn hóa của phương đông.


Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Sáu câu thơ cuối

- Cảnh xuân, và không khí xuân:  Trái ngược với không khí dập dìu, nhộn nhịp lúc đi, không khí xuân trở nên bình lặng, chậm rãi theo những bước chân trở vể của hai chị em. Những chuyển động sự vật không còn “dập dìu” nữa thay vào đó là hình ảnh bóng ngả về tây, cho thấy thời gian đã về chiều, ánh nắng xuân giấu mình dần sau núi, hai chị em liên theo những ngọn cỏ ven đường, những con suối nhỏ trở về trong sự bịn rịn, tạo nên một cái buồn man mác mà có lẽ không ai hay. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” như để nhấn mạnh tâm tâm trạng con người, một tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng cùng nhuốm lên cảnh vật xung quanh.

=> Tâm trạng con người cũng thay đổi làm cho cảnh vật cũng không còn như lúc đầu. Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến khiến  cỏ cây, hoa lá, cũng trở nên bình lặng, man mác nỗi buồn.


Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Đoạn trích có kết cấu hợp lí và khá cân đối. Các đoạn thơ diễn ra như một câu chuyện tâm trạng được kể gồm mở đầu – diễn biến – kết thúc.

- Sử dụng và kết hợp một cách khéo léo các từ ngữ đa dạng gồm danh – tính – động làm cho cảnh xuân, không khí xuân được hiện lên một cách cụ thể, sinh động, qua đó giúp tác giả thể hiện thành công về tâm trạng con người thông qua cảnh vật.

- Nghệ thuật tả cảnh chi tiết cụ thể kết hợp với nghệ thuật chấm phá, điểm xuyết làm cảnh vật hiện lên vừa rõ nét lại vừa đặc trưng tạo nên mùa xuân với những nét riêng biệt vốn có của nó.


Luyện tập

So sánh với câu thơ tả cảnh xuân của thơ cổ Trung quốc, chúng ta thấy, cảnh xuân của Nguyễn Du với trong thơ cổ Trung Quốc có những sự tương đồng về màu sắc, đó là cỏ xanh và nền trời , và màu trắng của những bông hoa lê

- Từ những nét cơ bản của ý thơ cổ, Nguyễn Du gọt giũa và lắp vào trong thơ của mình tạo nên sự độc đáo riêng, đó là sử dụng nghệ thuật điểm xuyết. Nếu như trong thơ cổ chỉ nhắc tới những bông hoa lê trên cành, thì ở Nguyễn Du, những bông hoa lê được trở thành đối tượng mà tác giả muốn làm nổi bật.. Hơn nữa tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ tài tình “điểm vài bông hoa” để thể hiện sự mong manh, và là điểm nhấn của những bông hoa lê trắng trên nền trời xanh bao la rộng lớn.

Các bài viết liên quan Cảnh ngày xuân:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác