logo

Dàn ý khổ cuối bài Đồng chí

Hướng dẫn lập Dàn ý khổ thơ cuối bài thơ Đồng Chí hay nhất.Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý khổ thơ cuối bài thơ Đồng Chí

I. Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí.

- Nêu vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần kết của tác phẩm.

II. Thân bài:

- Đoạn cuối nói về biểu tượng của tình đồng chí

- Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

- Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ.

- Rừng hoang sương muối: gợi sự khốc liệt, khắc nghiệt của thiên nhiên, của chiến tranh.

- “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn:

+ “Súng” “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.

+ Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.

+ Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

III. Kết bài:

- Khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.


Bài văn mẫu phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Đồng Chí – Mẫu số 1

Là người lính thuộc trung đoàn thủ đô rồi trở thành nhà thơ quân đội, Chính Hữu chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến. Đồng chí được sáng tác năm 1948, là bài thơ thành công nhất của ông. Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến p.

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ mộc mạc, giản dị, chân chất khi tác giả giới thiệu về quê hương của các anh bộ đội. Các anh mỗi người một quê – những vùng quê nghèo khó – song đã về đây để cùng tham gia kháng chiến, cùng chịu đựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau.

Dàn ý khổ cuối bài Đồng chí.

Cuộc sống người lính vất vả biết bao nhiêu. Nào: Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá… Lại nữa, những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng hay những cơn sốt rét rừng hành hạ… Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, của ý chí quyết tâm đánh giặc.

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đặc sắc:

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo."

Ba câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong bức tranh trên, nổi bật là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối phục kích giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ. Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp nhất vì nó vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh tượng trưng.

Tác giả Chính Hữu đã từng nói: “Đầu súng trăng treo, ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng như một người bạn” Đó là hình ảnh thực của cuộc kháng chiến, của những người lính khi chờ giặc tới.

Ngoài tả thực, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” còn mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thơ thật độc đáo, gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lý tưởng chiến đấu và tình nghĩa thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.

Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù. Bài thơ Đồng chí đặc biệt là ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Hãy biết nâng niu và gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng những người lính.


Bài văn mẫu phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Đồng Chí – Mẫu số 2

Đề tài người lính là một trong các đề tài quen thuộc trong thơ ca kháng chiến, mỗi nhà thơ bằng sự trải nghiệm và sự nhìn nhận riêng của mình đã khám phá ra những vẻ đẹp khác nhau của anh bộ đội cụ Hồ. Nếu trong “Tây Tiến” (Quang Dũng) ta bắt gặp vẻ đẹp hòa hùng mà hào hoa, thanh lịch của những chàng trai ra đi từ đất Hà thành; trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) ta bắt gặp vẻ phong trần, tinh nghịch mà vô cùng mạnh mẽ của những người lính lái xe thì đến với “Đồng chí” của Chính Hữu, người đọc ấn tượng bởi những nét đẹp giản dị, đời thường, thấm đượm tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc của những người lính chống Pháp từ những buổi đầu kháng chiến.

Bài thơ gồm hai mươi dòng thơ với ngôn ngữ bình dị giọng điệu thủ thỉ tâm tình cảm xúc dồn nén, Đồng chí ca ngợi tình đồng chí gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của người lính anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi đánh giặc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mạch cảm xúc của bài thơ Đồng chí và tạo nên những nốt ngân tuyệt vời ở ba câu thơ cuối:

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo."

Giữa rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo, đầy bất trắc rình rập, họ vững tin đứng cạnh nhau, khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời, tư thế hiên ngang "chờ giặc tới". Ánh trăng đêm, có lẽ là trăng cuối tháng, cứ chết dần, chết dần, cho tới khi chạm tới đầu mũi súng, đầu súng như vươn tận lên trời cao.

Bước vào cuộc chiến tranh, những người lính phải trải qua bao khó khăn, gian khổ với thực tại khốc liệt nghiệt ngã. Những người lính quên sao được những đêm đông giá rét phải đối mặt với sự giá lạnh đến tê người của "rừng hoang sương muối" nhưng chính ở cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ còn là gang tấc, họ vẫn: "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", họ vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau, vẫn chủ động đón nhận thử thách, thậm chí cả sự hi sinh. Trong cái lạnh của rừng đêm còn có cái ấm áp, nồng hậu của tình đồng chí, cái trong trẻo của lí tưởng cách mạng. Tác giả Chính Hữu bất ngờ khép lại bài thơ của mình bằng hình ảnh: "Đầu súng trăng treo". Hai hình ảnh tưởng chừng như trái ngược nhau nhưng không, đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng hiện thực và lãng mạn thể hiện cái tài của nhà thơ. Đọc câu thơ, ta như cảm nhận được sự đối lập giữa "súng" "trăng". Đằng sau khẩu súng trường ấy người ta thấy được cái khốc liệt nghiệt ngã của chiến tranh, vẫn câu thơ ấy ta cũng đồng thời thấy được cái vẻ đẹp êm ái, dịu hiền của "trăng" hòa bình. "Súng" và "trăng" đi liền kề với nhau trong câu thơ gợi lên trong lòng người đọc biết bao liên tưởng thú vị về sự hòa quyện giữa cứng rắn và dịu hiền, giữa chiến sĩ và thi sĩ. Đó như một biểu tượng đẹp đẽ trong tâm hồn của con người Việt Nam, vừa can trường, quả cảm, rắn rỏi nhưng cũng rất đỗi hào hoa, lãng mạn và đầy thơ mộng, mộng mơ. Những người lính cầm súng chiến đấu cho vầng trăng hòa bình, hơn ai hết họ hiểu rằng bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ gia đình, người thân yêu. Phải chăng vì thế mà người lính sẵn sàng chấp nhận, đối mặt với khó khăn thử thách để giành lại cuộc sống ấm no hạnh phúc?

Bài thơ hình thành khái niệm lại kết thúc bằng một hình ảnh giàu chất thơ đưa tình đồng chí từ tình người vào với tình thiên nhiên tươi đẹp. HÌnh ảnh đồng chí gian nan, cực khổ, chịu đựng trong chiến đấu bỗng sáng lên trong ánh trăng, trở nên lạc quan và đầy mơ mộng. Chúng ta thấy trong cái gian khổ, khó khăn của chiến trường vẫn có một sức mạnh chung: chờ giặc tới để cái đầu súng sẵn sàng chĩa vào quân thù. Cái đầu súng nóng lên khi nổ đạn nhưng sẽ mát dịu nhờ ánh trăng, ánh trăng treo, ánh trăng chẳng bao giờ tắt như sự tin tưởng về một ngày chiến thắng trong tương lai, đồng chí sẽ trở về sống trong hòa bình.

Như lời kết nhẹ nhàng của bản nhạc du dương, Đồng chí của Chính Hữu đã cho thế hệ trẻ hôm nay phần nào hiểu được giá trị thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí, đồng đội thời chiến. Những lời thơ trong Đồng chí đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc và ấn tượng mới mẻ khép lại trang thơ mà hình ảnh Đầu súng trăng treo vẫn hiện ra trong ý nghĩ người đọc như một thứ hào quang soi rọi về một thời quá khứ oai hùng, hướng chúng ta đến những gì tốt đẹp ở tương lai.


Bài văn mẫu phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Đồng Chí – Mẫu số 3

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, ông tham gia quân đội năm 1947 và bắt đầu làm thơ, Chính Hữu viết không nhiều nhưng có vị trí rất xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Đề tài thành công của ông là đề tài về người lính và tiêu biểu là bài thơ Đồng chí. Bài thơ ra đời năm 1948 sau khi Chính Hữu cùng đồng đội vừa trải qua chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947. Bài thơ đã đề cập tới một thứ tình cảm mới mẻ và thiêng liêng của những người lính, anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đó là tình đồng chí.

Bài thơ gồm hai mươi dòng thơ với ngôn ngữ bình dị giọng điệu thủ thỉ tâm tình cảm xúc dồn nén, Đồng chí ca ngợi tình đồng chí gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của người lính anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi đánh giặc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mạch cảm xúc của bài thơ Đồng chí và tạo nên những nốt ngân tuyệt vời ở ba câu thơ cuối:

“Đêm nay rừng hoang sương muối 

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 

Đầu súng trăng treo.”

Giữa rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo, đầy bất trắc rình rập, họ vững tin đứng cạnh nhau, khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời, tư thế hiên ngang “chờ giặc tới”. Ánh trăng đêm, có lẽ là trăng cuối tháng, cứ chết dần, chết dần, cho tới khi chạm tới đầu mũi súng, đầu súng như vươn tận lên trời cao.

Bước vào cuộc chiến tranh, những người lính phải trải qua bao khó khăn, gian khổ với thực tại khốc liệt nghiệt ngã. Những người lính quên sao được những đêm đông giá rét phải đối mặt với sự giá lạnh đến tê người của “rừng hoang sương muối” nhưng chính ở cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ còn là gang tấc, họ vẫn: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, họ vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau, vẫn chủ động đón nhận thử thách, thậm chí cả sự hi sinh. Trong cái lạnh của rừng đêm còn có cái ấm áp, nồng hậu của tình đồng chí, cái trong trẻo của lí tưởng cách mạng. Tác giả Chính Hữu bất ngờ khép lại bài thơ của mình bằng hình ảnh: “Đầu súng trăng treo”. Hai hình ảnh tưởng chừng như trái ngược nhau nhưng không, đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng hiện thực và lãng mạn thể hiện cái tài của nhà thơ. Đọc câu thơ, ta như cảm nhận được sự đối lập giữa “súng” “trăng”. Đằng sau khẩu súng trường ấy người ta thấy được cái khốc liệt nghiệt ngã của chiến tranh, vẫn câu thơ ấy ta cũng đồng thời thấy được cái vẻ đẹp êm ái, dịu hiền của “trăng” hòa bình. “Súng” và “trăng” đi liền kề với nhau trong câu thơ gợi lên trong lòng người đọc biết bao liên tưởng thú vị về sự hòa quyện giữa cứng rắn và dịu hiền, giữa chiến sĩ và thi sĩ. Đó như một biểu tượng đẹp đẽ trong tâm hồn của con người Việt Nam, vừa can trường, quả cảm, rắn rỏi nhưng cũng rất đỗi hào hoa, lãng mạn và đầy thơ mộng, mộng mơ. Những người lính cầm súng chiến đấu cho vầng trăng hòa bình, hơn ai hết họ hiểu rằng bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ gia đình, người thân yêu. Phải chăng vì thế mà người lính sẵn sàng chấp nhận, đối mặt với khó khăn thử thách để giành lại cuộc sống ấm no hạnh phúc?

Bài thơ hình thành khái niệm lại kết thúc bằng một hình ảnh giàu chất thơ đưa tình đồng chí từ tình người vào với tình thiên nhiên tươi đẹp. HÌnh ảnh đồng chí gian nan, cực khổ, chịu đựng trong chiến đấu bỗng sáng lên trong ánh trăng, trở nên lạc quan và đầy mơ mộng. Chúng ta thấy trong cái gian khổ, khó khăn của chiến trường vẫn có một sức mạnh chung: chờ giặc tới để cái đầu súng sẵn sàng chĩa vào quân thù. Cái đầu súng nóng lên khi nổ đạn nhưng sẽ mát dịu nhờ ánh trăng, ánh trăng treo, ánh trăng chẳng bao giờ tắt như sự tin tưởng về một ngày chiến thắng trong tương lai, đồng chí sẽ trở về sống trong hòa bình.

Trang thơ của Chính Hữu đã khép lại từ rất lâu rồi nhưng người đọc vẫn cảm thấy đâu đây cái dư vị ngân nga về bức tranh và nhất là biểu tượng của tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả.


Bài văn mẫu phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Đồng Chí – Mẫu số 4

Bài thơ sáng tác năm 1948, nội dung bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy được thể hiện rõ nét đầy chất lãng mạn qua khổ thơ cuối:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng từ ngữ mộc mạc, chân nhất để miêu tả cuộc sống khó khăn, khó khăn của những người lính: Áo anh rách vai, quần áo tôi có vài mảnh vá… Hay những trời rét chỉ có một mảnh ghép và những cơn sốt rét rừng hành hạ… Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau nắm lấy bàn tay". Chính đôi bàn tay nắm vững đó chứng minh quyền lực, cao đẹp của đồng đội, đồng chí cùng quyết tâm chống giữ nước. 

Mở đầu là thế nhưng khi khép lại bài thơ tác giả lấy hình ảnh những người lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ cho chúng ta hình dung ra không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Khí hậu nơi núi rừng Việt Bắc vào mùa đông luôn lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Sự khắc nghiệt của thời tiết, cái lạnh thấu da thấu thịt trong khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, giá rét là thế nhưng có tình đồng chí là luôn đong đầy, chính tình cảm gắn bó keo sơn như người thân trong gia đình đã giúp các anh vượt qua, chịu đựng biết bao nhiêu thử thách. Mặt khác, chính những gian nan ấy càng là động lực làm cho tình cảm của các anh thêm gắn bó keo sơn, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn.  

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.”

Trong cái lạnh, không gian âm u, lạnh đến gai người của núi rừng, hình ảnh các anh vẫn đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm, đề nghị của đồng đội, đồng chí. Hình ảnh tĩnh mà động sẽ xua đi cái lạnh của sương muối, cái lặng của núi rừng. Giờ phút trước trận chiến với những kẻ thù, rất căng thẳng, những người lính sắp bước vào cuộc chiến đấu ác liệt, họ sẽ đứng ở ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhưng tất cả đều được bảo mật như rất nhẹ nhàng, tinh thần rất nhẹ nhàng, có đồng thời là những phút giây luôn luôn có đội sát cánh là sự động viên, là nguồn tiếp thêm sức mạnh chiến đấu, giúp đỡ họ tâm và quyết tâm hơn khi tham gia vào các trận đấu đánh.

Câu thơ kết “Đầu súng trăng treo” đây là hình ảnh không có thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con người tạo nên vẻ đẹp riêng của người lính. Giữ không gian rộng lớn, đêm tối âm u như vậy nhưng vẫn có ánh trăng như soi sáng. Những người lính đứng cạnh nhau trong lúc chờ giắc tới họ bình thản ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong hoàn cảnh áo rách quần vá, chân không giày. Chúng ta thấy nhà thơ đã tạo nên sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Hình ảnh cây súng chính là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng cho sự hòa bình. Đầu súng của người chiến sỹ có treo trăng hay nói cách khác cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình. 

Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai tỏa sáng trên quê hương của những người lính. Súng có thể hiện ra để thực hiện, trăng có thể thấy lãng mạn. Hình ảnh mặt trăng treo trên đầu mũi súng cho ta thấy những người lính không phải lúc nào cũng nguy hiểm, lúc nào cũng đối mặt với đạn bom, sự hy sinh, mà cuộc đời của họ bắt gặp những hình ảnh vô cùng lãng mạn, in sáng đẹp, vị trí, ngay trong thời gian và thời gian của chiến tranh. 

Chính thức đặt hai hình ảnh ánh trăng và súng gần nhau để bổ sung cho nhau, tạo nên một nghĩa mới: Súng trong tay kẻ thù mới là vũ khí nguy hiểm, còn súng trong tay người chiến sĩ là vũ khí để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ bình yên, bảo vệ ánh trăng thanh bình. Ánh trăng trên trời soi sáng cho người chiến đấu cách mạng, ánh trăng như muốn bạn làm với người chiến sĩ, muốn ca ngợi, soi rõ tình đồng đội, cao đẹp của chiến trường cách mạng. Toàn bài thơ nổi bật chính là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng sương muối trong hoàn cảnh phục hồi. 

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng mọi kẻ thù. Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 

Kết thúc bài thơ nhà thơ Chính Hữu chỉ dùng ba câu thơ ngắn gọn, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị. là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Chúng ta hãy biết nâng niu và trân trọng, gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng, biết ơn những người lính đã hi sinh vì sự độc lập của dân tộc.

---/---

Dựa vào Dàn ý phân tích khổ thơ cuối bài thơ Đồng Chí được Top lời giải sưu tầm được, hy vọng các em sẽ có thêm nhiều kiến thức và những gợi ý hay để có thể làm tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 16/11/2022