logo

Lập dàn ý bài Câu cá mùa thu ngắn gọn nhất

          Hiện nay. Văn học là một trong những môn gây nhiều khó khăn đối với nhiều học sinh, lý do có thể xuất phát từ việc học sinh chưa nắm rõ được những kĩ năng, chưa có phương pháp làm bài thông minh khiến cho học sinh bị mất khá nhiều thời gian mà kết quả mang lại không được hiệu quả. Đối với việc làm ra một bài văn thì bước lập dàn ý sẽ là khung xương quan trọng định hình nên sự chặt chẽ, lôgic cho bài làm. Quan điểm của một số học sinh cho rằng việc lập dàn ý là bước thừa, tốn nhiều thời gian nên thường rút bỏ nó nhưng khi ta hiểu rõ bản chất vấn đề thì mới thấy dàn ý vô cùng cần thiết, cần có trước khi đi vào làm văn. Mong rằng với bài viết Lập dàn ý bài “Câu cá mùa thu” ngắn gọn nhất sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về bước lập dàn ý, lợi ích của nó như thế nào. Chúc các bạn vận dụng thật hiệu quả trong học tập.

Dàn ý chi tiết bài thơ Câu cá mùa thu | Văn mẫu 11 hay nhất


Dàn ý Mở bài Câu cá mùa thu

Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Mở bài cuốn hút thì học sinh nên xây dựng một chiếc mở bài gián tiếp, hấp dẫn bằng những câu nói nhận định hoặc những chủ đề liên quan đến bài thơ trước khi đi thẳng vào bài thơ cần phân tích.

- Tác giả: “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). Nói đến Nguyễn Khuyến là nói đến nhà thơ của nông thôn, của quê hương, một phần thi phẩm của nhà thơ dành cho sắc màu mùa thu, một nét đặc trưng mang đậm phong cách của ông....

- Tác phẩm: Câu cá mùa thu được biết là một trong những tác phẩm của chùm thơ Thu của tác giả. Bài thơ là sự kết tinh của một tâm hồn đẹp, ấm áp, chất chứa nhiều tâm tư đã chuyển tải một cách tinh tế trong bài thơ. Thi phẩm mang đến một khung cảnh mùa thu hữu tình, chan hòa nhưng sâu trong đó là nỗi lòng u uất, trầm tư của tác giả.


Dàn ý Thân bài Câu cá mùa thu

1. Hoàn cảnh ra đời

- Bài thơ được trích trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm ba bài thơ là “Thu ẩm”. “Thu điếu”, “Thu vịnh”. Câu cá mùa thu hay còn có tên gọi là “thu điếu”

- Bài thơ viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bài thơ được ra đời trong thời gian nhà thơ về ở ẩn, từ bỏ những danh vọng, chán với cuộc sống rối ren, ganh đua ở xã hội thời bấy giờ nên ông chọn chốn quê thanh bình, làm bạn với thiên nhiên, cỏ cây.

2. Hai câu đề: Khung cảnh thanh bình, yên tĩnh của mùa thu nơi làng quên Bắc Bộ

- Mở đầu bài thơ, người đọc bắt gặp ngay hình ảnh đối lập mà cân đối, hài hòa là “ao thu”. “chiếc thuyền câu”, “bé tẹo teo”. Nếu như ta thấy ao nước mùa thu “trong veo” mang hơi sương lạnh lẽo bao trùm lên cảnh vật thì thấp thoáng trên mặt nước tĩnh lặng này là bóng dáng thấp thoáng của một chiếc “thuyền câu” nhỏ “bé tẹo teo”

- Từ láy “lạnh lẽo” kết hợp cùng với tính từ “trong veo” là một cách miêu tả khá là tinh tế mà nhẹ nhàng, đầy ẩn nghĩa hiện ra cho người đọc

⇒ Đây là hai hình ảnh trung tâm của bức tranh cũng là một hình ảnh mang nét đẹp bình dị mà thân quen của làng quê. Cách chơi chữ vần “eo” tạo cho câu thơ có nhịp điệu, âm vang như tiếng vọng của mùa thu tìm về.

3. Hai câu thực: Nét đẹp mùa thu được vẽ nên đầy nét dân giã, mang hồn quê hương

- Nhà thơ Nguyễn Khuyến chọn quê hương Bắc Bộ để miêu tả khung cảnh sắc thu với những đường nét, màu sắc đặc trưng. Qua đôi mắt tinh tường và ngòi bút tuyệt diệu của nhà thơ cảnh sắc mùa thu dù là đề tài quen thuộc được rất nhiều tác giả khai thác cho thơ văn của mình nhưng khi đọc thơ Nguyễn Khuyến, bạn đọc vẫn luôn có những điểm rơi, những trăn trở trước sự trải lòng sâu sắc, sự tinh tế khi miêu tả khung cảnh mùa thu.

- Sự hòa quyện trong sắc màu và tạo hình, đường nét:

+ “trong veo”: từ ngữ sử dụng gợi lên cái gì đó dịu nhẹ, trong mát của mùa thu. “Sóng biếc” có thể là một hình ảnh từ ao thu nhưng nếu tinh tế cảm nhận sẽ thấy được nhà thơ gợi cả sắc màu, phải chăng đó là sự tươi mát phản chiếu của sắc xanh màu trời.

+ “Lá vàng trước gió”: đây là một trong những nét đặc trưng mà khi nhắc đến mùa thu sẽ không thể thiếu đi sắc hương dịu dàng này.

+ “Hơi gợn tí”, “khẽ đưa vèo”chính là sự miêu tả những nét chuyển động của cảnh vật.

⇒ Sự hài hòa giữa màu sắc, âm thanh, chuyển động của mùa thu trong thơ xuất phát từ một trái tim nhạy cảm, yêu đời, một sự cảm nhận bằng tất cả các giác quan. Hơn nữa, tác giả còn tạo sự mới mẻ trong thơ khi cho màu sắc biểu hiện theo cấp độ tăng dần từ màu nước phản chiếu đến màu trời xanh ngắt, lá vàng tươi sắc, màu của tình yêu dịu dàng… Tới đây bức tranh mùa thu đặc trưng ở làng quê Việt Nam hiện lên đầy thanh âm sắc màu.

4. Hai câu luận: bức tranh mùa thu mở rộng ở các chiều

- Không gian lúc này không còn đóng gọn ở một góc mà mở rộng cả về chiều cao lẫn chiều sâu với những tầng mây lững lơ đem đến cái thân quen của những chiều quê, bình yên.

- Bầu trời xanh tươi được miêu tả tăng cấp dần, màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ dần ngã màu đậm hơn trên diện rộng

- Tiếp tục gieo vần “eo” ở “khách vắng teo”, hình ảnh “ngõ trúc quanh co” gợi lên một sự thanh vắng, tĩnh lặng.

⇒ Cảnh thu đẹp, tình nhưng lại mang một nét trầm buồn

5. Hai câu kết: triết lí, sự trăn trở trước hoàn cảnh đất nước của tác giả

-  Nếu 6 câu đầu tác giả dành để miêu tả khung cảnh bức tranh mùa thu thì ở hai câu cuối là dòng thơ xuất hiện con người, người câu cá trong khung cảnh tĩnh lặng trong tư thế thong thả vừa câu vừa ngắm cảnh thu =)) Một tâm hồn hài hòa thiên nhiên

- Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”: nghệ thuật lấy động tả tĩnh

⇒ Miêu tả chuyện câu cá không phải là ngẫu nhiên mà để nói về nỗi cô quạnh trong chính lòng mình, đau đáu trước cảnh đất nước đầy rối ren của tác giả.


Dàn ý Kết bài Câu cá mùa thu

- Khẳng định lại bài thơ miêu tả bức tranh mùa thu đặc trưng của miền quê Bắc Bộ Việt Nam.

- Nhà thơ sử dụng hình ảnh sinh động, kết hợp từ láy, gieo vần rất hay

- Bài thơ để lại cho người đọc thấy một tâm hồn tha thiết yêu quê hương, sâu trong đó là một tâm hồn đa cảm trước những tiêu cực của đất nước.

Tham khảo: Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu (ngắn gọn, hay nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021