logo

Dàn ý Cảnh đợi tàu Hai đứa trẻ (5 mẫu)

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng có những cảnh đặc sắc đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Đối với tác phẩm Hai đứa trẻ, cảnh đợi tàu là một cảnh tượng ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc. Qua cảnh đợi tàu tác giả muốn nói về ước mơ của những người dân nghèo. Họ luôn khao khát, chờ đợi, mơ về một cuộc sống tốt, ý nghĩa hơn. 


Dàn ý Cảnh đợi tàu Hai đứa trẻ - Mẫu số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả Thạch LamLam và tác phẩm Hai đứa trẻ

- Khái quát chung về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên

2. Thân bài

a. Lí do đợi tàu của chị em Liên

+ Nghe lời mẹ cô dặn chờ tàu đến để bán hàng

+ Tuy nhiên, Liên không mong chờ ai đến nữa

+ Liên thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối của đêm khuya 

⇒ Sự thức tỉnh cái tôi. Liên có niềm tin vào đoàn tàu, niềm tin vào ngày mai, một tương lai tương sáng.

b. Hai chị em Liên trước khi tàu đến

- An đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố dặn chị "tàu đến chị đánh thức em dậy nhé".

- Liên chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài ra. Những hành động ấy thể hiện niềm mong ngóng, chờ đợi, háo hức.

- Khi tâm hồn Liên đang có những cảm giác mơ hồ không hiểu thì tiếng gọi cuống quýt, giục giã của An vang lên. An sợ rằng nếu chậm một chút thôi sẽ bị bỏ lỡ.

- An “nhỏm dậy”, “lấy tay giụi mắt” cho tỉnh hẳn. Những hành động diễn ra rất nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương thể hiện niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống.

c. Hai chị em Liên khi tàu đến

- Đoàn tàu vừa đến, Liên dắt em dậy để nhìn rõ đoàn tàu vụt qua 

- Dù chỉ là trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh”, thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của mình.

- Sau chi tiết, câu hỏi của An: “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?” ta có thể chắc hẳn ngày nào hai chị em Liên cũng ngóng tàu đi qua.

- Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của An, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa nguôi ngoai. Liên mơ về Hà Nội - một thế giới khác hẳn đối với quê Liên, đó là thế giới sắc màu, hoa lệ, của niềm vui và hạnh phúc. 

- Tàu đến khiến hai chị em Liên xúc động vui sướng và hạnh phúc 

d. Hai chị em Liên khi tàu đi

- Những toa tàu cuối cùng đi qua, những tia sáng cuối cùng vụt tắt

- Phố huyện lại chìm vào bóng tối, cuộc sống của Liên và An lại trở về với thực tại

- Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống nơi phố huyện nghèo

* Ý nghĩa của cảnh đợi tàu :

- Biểu tượng cho sự khát khao về một cuộc sống tươi đẹp, ước mơ về sự đổi đời của Liên và An

- Chuyến tàu hôm nay hác hẳn so với những đêm trước, tàu ít đông hơn, gợi nỗi buồn, nỗi thất vọng, nhưng cũng không thể nào dập tắt được những hy vọng và khát khao trong lòng Liên.

- Chuyến tàu gợi nhắc Liên về một thời quá khứ xa xôi, cuộc sống sung túc, ấm no ở Hà Nội.

- Liên ý thức rõ hơn về cuộc sống cơ cực nghèo khó nơi phố huyện, nỗi thất vọng trước những ước mơ quá xa vời.

3. Kết bài

- Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu khắc họa tâm trạng nhân vật hai chị em Liên khi chờ tàu - một chi tiết ấn tượng, đặc sắc.

- Liên hệ trình bày cảm nhận bản thân về chi tiết đặc sắc đó.


Dàn ý Cảnh đợi tàu Hai đứa trẻ - Mẫu số 2

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:

+ Thạch Lam là một nhà văn lớn của khuynh hướng văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ.

+ Truyện ngắn Hai đứa trẻ dù không có cốt truyện đặc biệt nhưng thông qua tiếng nói nội tâm của nhân vật Liên, từng mảnh đời bất hạnh hiện lên và mang đến cho tác phẩm thật nhiều cảm xúc.

- Khái quát chung về cảnh đợi tàu: Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên là kết tinh của những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Thạch Lam với ngòi bút nhân đạo, trữ tình.

2. Thân bài

* Luận điểm 1: Lý do hai chị em Liên cố thức đợi tàu

- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:

+ Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng

+Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa

+ Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya -> Thực chất để thay đổi cảm giác, thay đổi cái không khí ứ đọng hàng ngày.

=> Sự thức tỉnh cái tôi, khao khát, khắc khoải muốn nhìn thấy những gì khác với cuộc sống của chính mình.

* Luận điểm 2: Hai chị em trước khi tàu đến

+ Mi mắt An sắp sửa rơi xuống, vẫn cố dặn chị gọi dậy khi tàu đến

+ Chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi -> Niềm mong ngóng, chờ đợi, háo hức.

+ Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu

+ Tiếng gọi em của Liên: cuống quýt, giục giã -> lo sợ nếu chậm một chút thôi sẽ không kịp, sẽ bỏ lỡ.

+ An “nhỏm dậy”, “lấy tay giụi mắt” cho tỉnh hẳn -> hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương.

=> Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày.

* Luận điểm 3: Cảnh đoàn tàu đến

+ Khi đoàn tàu đến, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua

+ Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” -> Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị.

+ Câu hỏi cảm thán của An: “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?” -> Có thể ngày nào hai chị em cũng ngóng tàu.

+ Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em -> Trong tâm hồn Liên lúc này cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống.

+ Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.

+ Tàu đến khiến hai chị em sống với quá khứ tươi đẹp và được sống trong một thế giới mới tốt hơn, sáng hơn, rực rỡ, vui tươi hơn cuộc sống thường ngày.

=> Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng.

* Luận điểm 4: Hai chị em khi tàu đi

+ Phố huyện với từng ấy người “trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống”, trong đó có cả Liên và An

+ Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo trên toa cuối cùng

+ Khi tàu đi, Liên và An trở về với tâm trạng buồn tẻ, chán ngán cuộc sống thường ngày, niềm vui của hai chị em chỉ lóe sáng rồi vụt tắt.

+Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên.

=> Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo.

* Ý nghĩa của cảnh đợi tàu

+ Thương cảm với cảnh sống nghèo khó, vô danh, vô nghĩa: Ước mơ rất đỗi bình thường và nhỏ bé, chỉ là một đoàn tàu vụt qua trong đêm tối.

+ Thể hiện cái nhìn lạc quan về con người: Họ còn sự gắn bó, muốn thay đổi trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều biết ước mơ, mong mỏi thay đổi nào đó, dù rất mơ hồ, rời rạc. Điều đó chứng tỏ, ngày dù tàn, cảnh cũng tàn nhưng lòng và đời của họ không tàn, nhất là với đứa trẻ như chị em Liên.

* Đặc sắc nghệ thuật

+ Lối viết không có cốt truyện

+ Bút pháp lãng mạn xen hiện thực

+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm

+ Ngôn ngữ đơn giản, súc tính, giàu tính tạo hình.

3. Kết bài

+ Khái quát ý nghĩa của cảnh đợi tàu.

+ Nêu cảm nhận của bản thân.


Dàn ý Cảnh đợi tàu Hai đứa trẻ - Mẫu số 3

1. Mở bài

- Thạch Lam là nhà văn luôn khao khát truy tìm nhưng cái đẹp đang lẩn khuất ở trần đời.

- Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, đặc biệt là cảnh đợi chuyến tàu đêm của hai chị em Liên chính là nơi kết tinh những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Thạch Lam với ngòi bút nhân đạo, trữ tình.

2. Thân bài

* Sự mong đợi chuyến tàu đêm

- Chuyến tàu đêm chủ yếu hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận, qua niềm khát khao, mong đợi của Liên.

- Chị em Liên mong đợi chuyến tàu một cách thiết tha và mãnh liệt.

- Tâm trạng của nhân vật Liên được Thạch Lam miêu tả một cách tinh tế, khi tàu chưa đến cô bé khát khao mong đợi chuyến tàu từ xa, hồi hộp vui sướng khi chuyến tàu đến, rồi cuối cùng là buồn bã thất vọng khi chuyến tàu đi xa.

* Chuyến tàu đêm hiện lên qua 3 phương diện chính

- Ánh sáng:

+ Là thứ ánh sáng "sáng rực", "lấp lánh", vui tươi khác hẳn với thứ ánh sáng tù mù, yếu ớt, buồn tẻ phát ra từ chiếc đèn con của chị Tí, từ ánh lửa của bác Siêu.

+ Tuy nhiên, ánh sáng mạnh mẽ, đầy mơ ước ấy không ở lại lâu với chị em Liên mà chỉ thoáng qua trong chốc lát rồi vụt tắt hẳn, cái nó để lại chính là sự nuối tiếc, hụt hẫng là bóng tối bao trùm, yên lặng đến cùng cực.

- Âm thanh:

+ Là những âm thanh dồn dập, mạnh mẽ xé tan màn đêm, xua đi sự vắng lặng yên tĩnh của phố huyện, khác với những tiếng trống thu không, cầm canh, tiếng chó sủa, tiếng muỗi vo ve,... khô khan, ngắn ngủn, chìm trong đêm tối.

+ Tuy nhiên âm thanh cũng như ánh sáng đến và đi nhanh chóng để lại trong lòng Liên nhiều nuối tiếc.

- Cuộc sống trên tàu:

+ Chỉ hiện lên thoáng qua trong tầm mắt của Liên, nhưng lại là tất cả những gì Liên mơ ước, sự sang trọng, đủ đầy, vui tươi, náo nhiệt.

* Ý nghĩa của chuyến tàu đêm:

- Là biểu tượng cho sự khát khao mơ ước về một cuộc sống khác tươi đẹp hơn, ước mơ về sự đổi đời.

- Chuyến tàu của đêm nay còn khác hẳn so với những đêm trước, tàu ít đông hơn, gợi nỗi buồn, nỗi thất vọng, nhưng không thể nào dập tắt được những khát khao hy vọng trong lòng Liên.

- Chuyến tàu gợi nhắc Liên về một thời quá vãng xa xôi, về cuộc sống sung túc, ấm no ở Hà Nội.

- Nhắc nhở Liên ý thức rõ hơn về cuộc sống cơ cực nghèo nàn nơi phố huyện, về sự vỡ mộng, nỗi thất vọng trước những ước mơ quá xa vời.

* Thông điệp

- Khuyến khích tinh thần sống lạc quan, có ước mơ có hy vọng của con người.

- Nhắc nhở mọi người rằng muốn có một cuộc sống tươi đẹp thì chỉ có khát khao, mong đợi là không đủ mà chúng ta còn phải nỗ lực hành động hết mình.

3. Kết bài

- Tư tưởng: Tình cảm nhân đạo xuyên suốt tác phẩm, lòng trân trọng khát khao, mơ ước của con người, nỗi ái ngại xót xa trước những mảnh đời cơ cực. Từ đó nhắn nhủ đến người đọc những thông điệp sâu sắc.

- Nghệ thuật:

+ Miêu tả nội tâm nhân vật một cách tinh tế.

+ Viết truyện mà không có cốt truyện.

+ Sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, văn phong trữ tình, lãng mạn.


Dàn ý Cảnh đợi tàu Hai đứa trẻ - Mẫu số 4

1. Mở bài

- Những nét chính về Thạch Lam (Vị trí, đặc điểm sáng tác)

- Truyện ngắn Hai đứa trẻ: Truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Liên, trong đó một trong những khía cạnh làm nên sự thành công của hình tượng này chính là tâm trạng của cô bé khi đợi tàu

2. Thân bài

2. 1.Khái quát chung.

- Xuất xứ:

- Bối cảnh truyện: Tác phẩm dựa trên chính những dòng hồi ức của nhà văn TL trong khoảng thời gian cùng gia đình chuyển về quê ngoại sống tại…. Có lẽ chính từ những kỉ niệm tuổi thơ ấy đã góp phần tạo nên những trang văn đầy xúc động và sâu sắc.

2. 2. Sơ lược tâm trạng nhân vật Liên trước thời khắc ngày tàn (đây cũng là tâm trạng của Liên trước khi tàu đến nên cần khái lược)

- Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, lòng buồn man mác.

- Liên thấy động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo

- Tinh ý nhận ra hương vị quen thuộc – mùi riêng của đất của quê hương

⇒ Tâm hồn nhạy cảm

2. 3. Tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu

a. Lí do đợi tàu

- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:

+ Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng

+ Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa

+ Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya

+ Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu

+ Liên chăm chú để ý từng đèn ghi, ngọn lửa xanh biếc…

- Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá

⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày

b. Khi tàu đến ( Trọng tâm)

- Gọi em dậy

- Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua

- Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” ⇒ Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị

- Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua,

⇒ Vỡ òa trong tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng

c. Khi tàu đi ( Trọng tâm)

- Liên không trả lời cau hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống

- Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hn đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.

- Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”

- Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện

- Con tàu như niềm vui lóe lên trong chốc lát làm con người mơ tưởng rồi lại chìm vào trong bóng đen dày đặc

- Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên

⇒ Tâm trạng hụt hẵng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày

nơi phố huyện nghèo ( Liên hệ kết thúc tác phẩm Tắt dèn của NTT khi cD chạy ra khỏi nhà quan Tri Phủ…Đây chính là sự bế tắc , sự cùng đường trong lối thoát của những người dân VN trước CMT8)

2.4. Đánh giá chung

* Ý nghĩa của cảnh đợi tàu

- Thương cảm với cảnh sống nghèo khó, vô danh, vô nghĩa: Ước mơ rất đỗi bình thường và nhỏ bé, chỉ là một đoàn tàu vụt qua trong đêm tối. Khuyến khích tinh thần sống lạc quan, có ước mơ có hy vọng của con người.

- Nhắc nhở mọi người rằng muốn có một cuộc sống tươi đẹp thì chỉ có khát khao, mong đợi là không đủ mà chúng ta còn phải nỗ lực hành động hết mình.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Lối viết không có cốt truyện

- Bút pháp lãng mạn xen hiện thực

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm

- Ngôn ngữ đơn giản, súc tính, giàu tính tạo hình.

3. Kết bài

- Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật khắc họa tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu

- Cảm nhận vầ nhân vật Liên, người duy nhất trong tác phẩm ý thức được đầy đủ và sâu sắc nhất cuộc sống tù đọng của mình


Dàn ý Cảnh đợi tàu Hai đứa trẻ - Mẫu số 5

1. Mở bài

- Khẳng định: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng có những cảnh đặc sắc đóng vai trò quan trọng trong biểu hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm

- Khái quát chung về cảnh đợi tàu: Nếu Chữ người tử tù có cảnh cho chữ thì có lẽ Hai đứa trẻ (tác phẩm tiêu biểu của nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc- Thạch Lam) có cảnh đợi tàu của hai chị em

2. Thân bài

* Lý do đợi tàu của hai chị em Liên

- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:

    + Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng

    + Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa

    + Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya ⇒ Thực chất để thay đổi cảm giác, thay đổi cái không khí ứ đọng hàng ngày

⇒ Sự thức tỉnh cái tôi

* Hai chị em trước khi tàu đến

- An: mi mắt sắp sửa rơi xuống, vẫn cố dặn chị.

- Chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi ⇒ Niềm mong ngóng, chờ đợi, háo hức

- Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu

- Tiếng gọi em của Liên: cuống quýt, giục giã ⇒ lo sợ nếu chậm một chút thôi sẽ không kịp, sẽ bỏ lỡ

- An “nhỏm dậy”, “lấy tay giụi mắt” cho tỉnh hẳn ⇒ hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương.

⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày

* Hai chị em khi tàu đến

- Khi đoàn tàu đến, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua

- Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” ⇒ Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị

- Câu hỏi/cảm thán của An: “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?” ⇒ Có thể ngày nào hai chị em cũng ngóng tàu

- Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống

- Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hn đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.

- Tàu đến khiến hai chị em sống với quá khứ tươi đẹp và được sống trong một thê giới mới tốt hơn, sáng hơn, tực rỡ, vui tươi hơn cuộc sống thường ngày

⇒ Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng

* Hai chị em khi tàu đi

- Phố huyện với từng ấy người “trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống”, trong đó có cả Liên và An

- Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo trên toa cuối cùng

- Khi tàu đi, Liên và An trở về với tâm trạng buồn tẻ, chán ngán cuộc sống thường ngày, niềm vui của hai chị em chỉ lóe sáng rồi vụt tắt

- Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên

⇒ Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo

⇒ Miêu tả cảnh đợi tàu của hai chị Liên nói riêng và người dân phố huyện nghèo nói chung, Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo.

3. Kết bài

- Nhận định khái quát nhất về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và bút pháp nghệ thuật Thạch Lam sử dụng để tạo nên thành công của cảnh: bút pháp lãng mạn xen hiện thực, nghệ thuật miêu tả nội tâm…

- Liên hệ trình bày cảm nhận bản thân về cảnh đặc sắc đó

>>> Tham khảo: Hình ảnh đoàn tàu được miêu tả như thế nào trong Hai đứa trẻ?

--------------------

Trên đây là tổng hợp các dàn ý Cảnh đợi tàu Hai đứa trẻ. Hi vọng dựa vào những dàn ý trên bạn có thể viết được một bài văn hay và chi tiết. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 30/12/2022 - Cập nhật : 15/08/2023