logo

Dàn ý cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Mời các em tham khảo Dàn ý cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được các ý chính cần triển khai cho bài văn cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, qua đó củng cố thêm kiến thức về tác phẩm, và tự viết cho mình một bài văn mẫu hay nhất. Cùng tham khảo nhé!


Dàn ý cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Mẫu số 1

Dàn ý cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát (ngắn gọn, hay nhất)

1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

- Cao Bá Quát (1809 – 1855) là nhà thơ tài năng và bản lĩnh. Thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu.

- Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát ra đời trong khoảng thời gian sau những lần Cao Bá Quát vào Huế thi hội.

2. Thân bài

* Cảm nhận về hình tượng bãi cát

- Mang ý nghĩa tả thực:

    + “Bãi cát dài lại bãi cát dài”

=> Điệp từ: gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận.

- “Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng

Phía Nam núi Nam sóng dào dạt”

    + Tả thực: khung cảnh gợi cảm giác ngột ngạt, bó buộc

    + Biểu tượng cho ý niệm: cuộc đời bế tắc, ngột ngạt

- Nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường sự nghiệp đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn, mù mịt mà kẻ sĩ như Cao Bá Quát phải dấn thân để mưu cầu công danh.

* Cảm nhận về hình tượng lữ khách

- Hoàn cảnh của người lữ khách:

    + “Đi một bước như lùi một bước”: cảnh tượng một người đi trong không gian mù mịt, mênh mông, khó xác định được phương hướng.

    + “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: Lúc mặt trời đã lặn, con người đều tìm chốn nghỉ ngơi, người lữ khách vẫn mải miết trên con đường vất vả đến nỗi phải tuôn rơi nước mắt.

=> Tình cảnh của người đi đường khó khăn, bất lợi

=> Nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi đáng buồn, đầy chông gai.

- Người lữ khách ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình với thực tế cuộc đời trớ trêu, ngang trái

    + “Không học… lội suối, giận khôn vơi!”: tự cảm thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa, mà phải tự mình hành hạ thân xác mình, chán nản, mệt mỏi vì công danh - danh lợi.

    + “Xưa nay… đường đời” : sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời, danh lợi khiến con người “tất tả”

=> Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với danh lợi, ông không muốn sa vào con đường ấy, nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi khác cho mình.

    + “Đầu gió… tỉnh bao người”: chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như thưởng thức rượu ngon, làm say người, ít ai có thể tránh được sự cám dỗ. => Ông nhận ra sự cám dỗ của danh lợi đối với con người.

    + “Bãi cát dài… nhiều, đâu ít?”: Nhận ra sự cám dỗ công danh, nhà thơ như trách móc, giận dữ nhưng cũng chính là đang tự hỏi bản thân. Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối khoa cử đương thời nhưng cũng vẫn đang bước trên con đường ấy => Tâm trạng băn khoăn, day dứt, bế tắc, bước trên con đường công danh thì mù mịt mà “đường ghê sợ” thì nhiều không ít.

    + “Khúc đường cùng”: khúc ca tuyệt vọng đầy bi phẫn của tác giả. Con đường đi với bãi cát mênh mông, mịt mùng, cũng chính là con đường công danh nhọc nhằn, bế tắc => Đây không phải chỉ của tác giả mà còn của biết bao trí thức đương thời.

- Hình tượng người lữ khách với lời than bi phẫn, tuyệt vọng

    + “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát”: thể hiện khối mâu thuẫn lớn trong lòng nhà thơ, đồng thời là tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng.

=> Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.

* Đặc sắc nghệ thuật:

- Thể thơ cổ thể

- Hình tượng thơ độc đáo, sáng tạo

- Hình ảnh thơ vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc

- Phương pháp đối lập

- Sáng tạo trong việc dùng điển cố điển tích

3. Kết bài

- Cảm nhận của em về bài thơ: Đây là một khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên con đường đời.


Dàn ý cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Mẫu số 2

Dàn ý cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

1. Mở bài

- Trình bày những nét khái quát về tác giả Cao Bá Quát và tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát

- Trình bày những cảm nhận khái quát nhất của bản thân về bài thơ: Bài thơ cho ta cảm nhận sâu sắc sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống của người sĩ tử

2. Thân bài

(Điểm lưu ý trong bài cảm nhận là cần đưa thêm nhiều những lời bình, những quan điểm của cá nhân về những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm)

* Cảm nhận về hình tượng bãi cát

- Mang ý nghĩa tả thực:

    + “Bãi cát dài lại bãi cát dài”

⇒ Điệp từ: gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận.

- “Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng

 Phía Nam núi Nam sóng dào dạt”

    + Tả thực: khung cảnh gợi cảm giác ngột ngạt, bó buộc

    + Biểu tượng cho ý niệm: cuộc đời bế tắc, ngột ngạt

- Nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường sự nghiệp đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn, mù mịt mà kẻ sĩ như Cao Bá Quát phải dấn thân để mưu cầu công danh.

* Cảm nhận về hình tượng lữ khách

- Hoàn cảnh của người lữ khách:

    + “Đi một bước như lùi một bước”: cảnh tượng một người đi trong không gian mù mịt, mênh mông, khó xác định được phương hướng.

    + “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: Lúc mặt trời đã lặn, con người đều tìm chốn nghỉ ngơi, người lữ khách vẫn mải miết trên con đường vất vả đến nỗi phải tuôn rơi nuớc mắt.

⇒ Tình cảnh của người đi đường khó khăn, bất lợi

⇒ Nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi đáng buồn, đầy chông gai

- Người lữ khách ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình với thực tế cuộc đời trớ trêu, ngang trái

    + “Không học …lội suối, giận khôn vơi!”: tự cảm thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa, mà phải tự mình hành hạ thân xác mình, chán nản, mệt mỏi vì công danh - danh lợi.

    + “Xưa nay… đường đời”: sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời, danh lợi khiến con người “tất tả”

⇒ sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với danh lợi, ông không muốn sa vào con đường ấy, nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi khác cho mình

    + “Đầu gió … tỉnh bao người”: chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như thưởng thức rượu ngon, làm say người, ít ai có thể tránh được sự cám dỗ. ⇒ ông nhận ra sự cám dỗ của danh lợi đối với con người

    + “Bãi cát dài…nhiều, đâu ít?”: Nhận ra sự cám dỗ công danh, nhà thơ như trách móc, giận dữ nhưng cũng chính lđang tự hỏi bản thân. Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối khoa cử đương thời nhưng cũng vẫn đang bước trên con đường ấy ⇒ Tâm trạng băn khoăn, day dứt, bế tắc, bước trên con đường công danh thì mù mịt mà “đường ghê sợ” thì nhiều không ít

    + “Khúc đường cùng”: khúc ca tuyệt vọng đầy bi phẫn của tác giả. Con đường đi với bãi cát mênh mông, mịt mùng, cũng chính là con đường công danh nhọc nhằn, bế tắc ⇒ đây không phải chỉ của tác giả mà còn của biết bao trí thức đương thời.

- Hình tượng người lữ khách với lời than bi phẫn, tuyệt vọng

    + “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát”: thể hiện khối mâu thuẫn lớn trong lòng nhà thơ, đồng thời là tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng

⇒ Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.

3. Kết bài

- Cảm nhận về những nét đặc sắc nghệ thuật làm neen thành công của tác phẩm: thơ cổ thể, hình ảnh đối lập, điển tích, điển cố…

- Bài thơ là tiêu biểu cho nỗi lòng của Cao Bá Quát trước con đường công danh, đồng thời cũng là tâm tư của bao trí thức đương thời khác nữa.


Dàn ý cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Mẫu số 3

Dàn ý cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 3)

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ cần phân tích.

Ai đó từng nói" Văn như con người". Nhận định này thật đúng với tác phẩm " Sa hành đoản ca" của Cao Bá Quát. Trong bài thơ ta thấy khí phách phi thường của một bậc đai nho theo đuổi công danh đồng thơi bày tỏ những suy nghĩ về con đường ấy phía trước.

2. Thân bài

4 câu đầu

- Không gian

Biện pháp nghệ thuật điệp khiến câu thơ cân đối, tăng thêm sức gợi tả, đối ngẫu. "Trường sa" gợi sự mênh mông rộng lớn hoang vắng, nối tiếp nhau, miên man rợn ngợp đến ghê người.

- Thời gian

+ Nắng tắt, trên những trum cát gió thổi lên, không còn lại chút dấu vế nào của con đường khiến cho người đi mất phương hướng.

+ Không gian thời gian như hua với nhau tăng thêm nỗi nhọc nhằn cho người đi đường

+ Người đi đường xuất hiện

+ Đi một bước lùi lại một bước thể hiện sự khó nhọc

+ Đây là một câu thơ tả thực, vì cát trôi nên khi bước mạnh về phái trước , bàn chân lại bị đẩy lùi vào phía sau. Dường như tốn rất nhiều công sức nhưng vẫn dậm chân tại chỗ.

+ Cách ngắt nhịp 2 3 liên tiếp như vẽ nên bước đi chật vật , trúc trắc của người đi trên cát kho, như lắng nghe được tiếng thở hổn hển của người đi. Thêm vào đó về chiều đã sắp tắt hành trình mê mải suốt cả ngày dường như chưa ngơi nghỉ, đích chưa đến. Có phải vì thế người đi đường vừa nước mất tuôn rơi.Đây có thể là hình ảnh thực của tác giả. sau năm 861 đỗ cử nhân, CBQ nhiều lần trải qua ngày tháng như thế. 

+ Hình ảnh bãi cát là hình ảnh của con đường công danh sự nghiệp rộng hơn l con đường đời mà người tri thức buộc phải dấn thân . Hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo so với thơ cổ, bài thơ thuần túy tính tượng trương 

Còn lại

- Tác giả còn nói đến sự cám dỗ của công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi, hình ảnh đó được tác giả minh hoạ bằng những hình ảnh thực tế của cuộc sống là ở đâu có quán rượu ngon người nhậu đều đổ xô đến, có được máy ai tỉnh táo để thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Từ đó tác giả cũng muốn liên tường đến người đọc vấn đề danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm thay đổi lòng người. Ông khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng cũng nhận ra sự cô độc của mình. Phải chăng, con đường mà ông dấn thân vào, lí tưởng mà ông đeo đuổi, chỉ là điều vô ích, chẳng ai thèm để ý, quan tâm. Ông không có người ủng hộ, đồng hành. Niềm xúc động ấy đã đưa tác giả trở về với hiện thực. Điều này chuẩn bị cho kết luận của ông đó là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Nếu đi tiếp thì rất có thể ông cũng chỉ là một trong phường danh lợi mà ông từng khinh miệt, phê phán.

- Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu. về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn của tác giả lúc này. Sự dằn vặt ấy là sự nuối tiếc vì đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đè, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát vậy.

- Nỗi băn khoăn choáng váng lấp đầy tâm hồn.". Nếu đi tiếp, cũng không biết phải đi như thế nào. Bởi vì, “Đường bằng thì mờ mịt – Đường ghê sợ thì nhiều!” vì thế, có lẽ đã đến bước đường cùng? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phù trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Bài thơ thể hiện tâm trạng của kẻ sĩ trước con đường công danh đồng thời phản ánh một xã hội đen tối đầy hiểm họa với những con người tài hoa.


Dàn ý cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Mẫu số 4

1. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Ví dụ:

   Trong tất cả các nhà văn, một nhà văn vươn lên để dạt được những ước vọng cho bản thân mình đó là Cao Bá Quát. Cao Bá Quát là một nhà thơ rất tài năng, ông bộc lộ rõ bản tính của mình về chí khí thanh cao và bản lĩnh của mình. Đồng thời ông có nghĩa khí trong thái độ phê phán thói xấu của triều đại mình đang sống. một trong những bài thơ nói lên hình ảnh khinh thường danh lợi của bản thân Cao Bá Quát là bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát. Chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm.

2. Thân bài: phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát

- Hình ảnh con đường cát:

Một sa mạc đầy cát, mênh mông, rộng lớn

Trong biển cát ấy chỉ có một người

Một người đi đến tối vẫn chưa hết biển cát ấy

Tâm trạng vừa đi vừa rơi lệ

Hình ảnh bãi cát thể hiện cho con đường đi đến danh vọng, con đường đầy gian nan và khổ cực

- Hình tượng người đi trên đường:

Người đi đường rất ghét bon chen danh lợi

Người đi đường không màn danh lợi

Đi một mình cô độc trên bãu cát

Sự bế tắc của người đi đương:

Chán ghét cuộc sống đầy cám dỗ

Phê phán thói học thuật của nhà Nguyễn

Không màn đến danh lợi, phú quý

3. Kết bài: nêu cảm nhận của em về bài ca ngắn đi trên bãi cát

Ví dụ:

- Bài ca ngắn đi trên bãi cát là bài thơ thể hiện quan điểm của tác giả về lối học thuật lúc bấy giờ. Một lối học thuật vô nghĩa, theo thói cũ, lạc hậu và trì truệ. Đồng thời thể hiện rõ thái độ khinh thường danh lợi của nhà thơ.

- Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “cảm nhận bài ca ngắn đi trên bãi cát” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

---/---

Dựa vào Dàn ý cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát được Top lời giải sưu tầm được, hy vọng các em sẽ có thêm nhiều kiến thức và những gợi ý hay để có thể làm tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021