logo

Đặc điểm của mã di truyền? Ví dụ

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của mã di truyền? Ví dụ.

Lời giải

Đặc điểm của mã di truyền:

- Mã di truyền là mã bộ ba và được đọc liên tục bắt đầu từ 1 điểm xác định theo từng cụm 3 nucleotit.

Giải thích: trên mARN có một điểm bắt đầu của dịch mã, quá trình dịch mã bắt đầu từ đây và đọc theo từng bộ ba, hết bộ ba này đến bộ ba kia

- Mã di truyền có tính phổ biến

Giải thích: tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ

-  Mã di truyền có tính đặc hiệu

Giải thích: một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin

 Ví dụ :Bộ ba AAA mã hóa cho Lysin

- Mã di truyền mang tính thoái hoá

Giải thích L nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin, trừ AUG và UGG

Ví dụ 2 bộ ba AAA va AAG đều mã hóa cho Lysin

Đặc điểm của mã di truyền? Ví dụ

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN nhé!


Mã di truyền là gì?

Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

Hay nói cách khác, mã di truyền là trình tự của các bazơ phân bố dọc theo các phân tử ADN. Trong đó cứ 1 nhóm bazo sẽ mã hóa cho 1 a.a và 1 chuỗi các bộ ba sẽ mã hóa cho 1 Protein hoàn chỉnh.


Số lượng mã di truyền

Theo nghiên cứu, mã di truyền có số lượng mã bộ ba là 64 mã. Trong đó sẽ được chia thành 3 nhóm và 3 nhóm sẽ có những chức năng riêng biệt. Chi tiết như sau:

+ 1 mã mở đầu, hay còn gọi là AUG: Mã này sẽ nằm tại vị trí đầu mạch bổ sung 5’. Mã mở đầu AUG sẽ đảm nhiệm chức năng tín hiệu khởi đầu cho DM và mã hóa a.a mở đầu.

+ 3 mã bộ ba kết thúc, có tên là UAA, UAG, UGA: 3 mã này sẽ nằm tại mạch mã gốc đầu 3’. Tất cả 3 mã bộ ba này sẽ đảm nhiệm vai trò phát tín hiệu kết thúc DM và chúng không tham gia vào quá trình mã hóa a.a.

+ 60 bộ ba còn lại: Tất cả 60 bộ ba này sẽ tham gia vào quá trình mã hóa 19 loại axit amin.


Quá trình nhân đôi ADN là gì?

- Trong thông tin về gen mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN, thì quá trình này còn có tên gọi khác là tái bản ADN. Đây là quá trình thực hiện cơ chế sao chép các phân tử ADN trong mỗi lần phân bào.

- Diễn biến quá trình nhân đôi:

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn  mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.

Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành

– Giống nhau, giống ADN mẹ.

– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn).

Quá trình tái bản ADN này sẽ dựa theo các nguyên tắc bất di bất dịch để tạo ra 2 ADN con từ ADN mẹ. Tất cả những ADN con và mẹ đều giống hệt nhau. Nếu có xảy ra sai số cũng chỉ ở một tỉ lệ cực thấp.


Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN

Trong ý học và di truyền học, ý nghĩa của gen mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là quá trình nhân đôi hay còn gọi là tái bản ADN.

Quá trình tái bản này có ý nghĩa duy trì gen từ thế hệ này sang thế hệ khác hay còn gọi là đảm nhận yếu tố di truyền. Đảm bảo cho sự sống được duy trì ổn định và liên tục. Mỗi loài dù là sinh vật nhân sơ hay sinh vật nhân thực đều có 1 bộ gen đặc trưng và tương đối ổn định. Vậy nên nó đảm nhiệm chức năng truyền đạt thông tin di truyền giữa tế bào này sang tế bào khác.

icon-date
Xuất bản : 21/09/2021 - Cập nhật : 04/12/2022