logo

Công thức tính diện tích hình bình hành

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Công thức tính diện tích hình bình hành” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về hình bình hành là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Công thức tính diện tích hình bình hành

- Diện tích hình bình hành được tính theo công thức bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.

+ Công thức: S = a.h

- Trong đó:

+ a: cạnh đáy của hình bình hành

+ h: chiều cao (nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành)


Kiến thức tham khảo về hình bình hành


1. Định nghĩa hình bình hành

- Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

Công thức tính diện tích hình bình hành

- Tứ giác ABCD là hình bình hành

Công thức tính diện tích hình bình hành (ảnh 2)

2. Tính chất của hình bình hành

Công thức tính diện tích hình bình hành (ảnh 3)

- Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau.

+ Các góc đối bằng nhau.

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

- ABCD là hình bình hành, AC cắt BD tại O. Khi đó:

+ AB = CD, AD = BC

Công thức tính diện tích hình bình hành (ảnh 4)

+ OA = OC, OB = OD


3. Dấu hiệu nhận biết

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Chú ý: Hình bình hành là một hình thang đặc biệt (hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song)


4. Các dạng toán về hình bình hành thường gặp 

Dạng 1: Vận dụng tính chất hình bình hành để chứng minh tính chất hình học và tính toán.

Phương pháp:

- Sử dụng tính chất hình bình hành:

- Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau

+ Các góc đối bằng nhau

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường 

Dạng 2: Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình bình hành.

Phương pháp:

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.


5. Bài tập

Bài 1. Các tứ giác ABCD, EFGH, MNPQ trên giấy kẻ ô vuông ở hình 71 có là hình bình hành hay không?

 

Công thức tính diện tích hình bình hành (ảnh 5)

Lời giải:

Cả ba tứ giác là hình bình hành

- Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có AB // CD và AB = CD = 3 (dấu hiệu nhận biết 3)

- Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có EH // FG và EH = FH = 3 (dấu hiệu nhận biết 3)

- Tứ giác MNPQ là hình bình hành vì có MN = PQ và MQ = NP (dấu hiệu nhận biết 2)

Chú ý:

- Với các tứ giác ABCD, EFGH còn có thể nhận biết là hình bình hành bằng dấu hiệu nhận biết 2.

- Với tứ giác MNPQ còn có thể nhận biết là hình bình hành bằng dấu hiệu nhận biết 5.

Bài 2: Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh rằng BE = DF

Lời giải:

 

Công thức tính diện tích hình bình hành (ảnh 6)

Ta có:

- DE = 1/2.AD; BF = 1/2.BC

- Mà AD = BF (ABCD là hình bình hành)

=> DE = BF

- Tứ giác BEDF có:

+ DE // BF (vì AD // BC)

+ DE = BF

- Nên BEDF là hình bình hành suy ra BE = DF

Bài 3: Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác của góc D cắt AB ở E, tia phân giác của góc B cắt CD ở F.

a) Chứng minh rằng DE // BF

b) Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?

Lời giải:

 

Công thức tính diện tích hình bình hành (ảnh 7)

a) Ta có :

Công thức tính diện tích hình bình hành (ảnh 8)
Công thức tính diện tích hình bình hành (ảnh 9)

b) Tứ giác DEBF có:

DE // BF (chứng minh ở câu a)

BE // DF (vì AB // CD)

Nên theo định nghĩa DEBF là hình bình hành.

Bài 4: Các câu sau đúng hay sai?

a) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành

b) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành

c) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành

d) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành

Lời giải:

a) Đúng, vì hình thang có hai đáy song song lại có thêm hai cạnh đáy bằng nhau nên là hình bình hành theo dấu hiệu nhận biết 5

b) Đúng, vì khi đó ta được tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (định nghĩa)

c) Sai, vì hình thang cân có hai cạnh đối (hai cạnh bên) bằng nhau nhưng nó không phải là hình bình hành

d) Sai, vì hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau nhưng nó không phải là hình bình hành.

Bài 5: Cho hình 72. Trong đó ABCD là hình bình hành

a) Chứng minh rằng AHCK là hình bình hành

b) Gọi O là trung điểm của HK. Chứng minh rằng ba điểm A, O, C thẳng hàng.

Lời giải:

Công thức tính diện tích hình bình hành (ảnh 10)

 

a) Hai tam giác vuông AHD và CKD có:

AD = CB (gt)

Công thức tính diện tích hình bình hành (ảnh 11)

Nên  ∆AHD =  ∆CKB (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra AH = CK

Tứ giác AHCK có AH // CK, AH = CK nên là hình bình hành,

b) Xét hình bình hành AHCK, trung điểm O của đường chéo của hình bình hành). Do đó ba điểm A, O, C thẳng hàng.

icon-date
Xuất bản : 19/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022