logo

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp gì?

Trong những năm qua, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, góp phần bảo vệ, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của quá khứ, đồng thời, khai thác tốt phương diện kinh tế của di sản, đóng góp hiệu quả cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, công cuộc này cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa. Vậy cụ thể đó là những khó khăn thách thức nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


1. Di sản văn hóa vật thể là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 thì di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Mỗi di sản văn hóa vật thể như những chiếc thuyền trở văn hóa ngàn đời của cha ông, trải qua bao bão táp biến đổi của thời cuộc để đáp xuống cuộc sống hiện đại ngày nay, tái hiện cho thế hệ trẻ người Việt hiện tại hay mai sau thấy được những giá trị truyền thống, phong tục tập quán, trí tuệ… của lớp người đi trước. Đồng thời giúp con người hiện đại hiểu thêm về truyền thống dân tộc, những ký ức lịch sử đã từng bị phủ bụi mờ bởi thời gian niên đại xa xăm, khơi gợi lòng tự tôn dân tộc, tình yêu thương với quê hương đất nước, lòng tự hào về nét đặc sắc trong văn hóa chỉ riêng mỗi dân tộc mình có của mỗi người con đất Việt.

>>> Tham khảo: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá?


2. Di sản văn hóa vật thể gồm những gì?

– Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội

+ Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý ở Việt Nam, đánh dấu nền độc lập của Đại Việt. Được xây dựng trên tàn tích của một pháo đài Trung Quốc vào thế kỷ VII, nơi đây là trung tâm chính trị và quyền lực của Đại Việt trong suốt 13 thế kỷ.

+ Ngày nay Hoàng thành cùng khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu phản ánh nền văn hóa Đông Nam Á đặc sắc nơi Đồng bằng Sông Hồng, cửa ngõ thông thương giữa Trung Hoa cổ đại và Vương quốc cổ Champa.

– Đô thị cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII

– Quần thể di tích Cố đô Huế

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp gì?

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố nơi này và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố nơi đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.

– Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

+ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 126.236 héc ta và có chung đường biên giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

+  Vườn quốc gia bao gồm các cao nguyên đá vôi và rừng nhiệt đới. Bao gồm các đa dạng địa lý tuyệt vời, nhiều hang động và sông ngầm, vườn quốc gia có một hệ sinh thái phong phú cùng nhiều loài sinh vật đa dạng.

– Vịnh Hạ Long

+ Vịnh Hạ Long nằm trong Vịnh Bắc Bộ là một quần thể gồm hơn 1.600 đảo lớn nhỏ, tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp giữa biển với những cột đá vôi nhô lên.

+ Hầu hết những hòn đảo đều không có người và không có sự tác động của con người do đặc tính dốc của chúng. Ngoài vẻ đẹp kỳ diệu, vịnh Hạ Long còn sở hữu hệ sinh thái đặc sắc.

>>> Tham khảo: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?


3. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp gì?

Trong những năm qua, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, góp phần bảo vệ, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của quá khứ, đồng thời, khai thác tốt phương diện kinh tế của di sản, đóng góp hiệu quả cho ngân sách quốc gia.

Hệ thống pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa tiếp tục được hoàn thiện, với 02 Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ đã được ban hành (Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật). 

Tuy nhiên, công cuộc này cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa. 

Thứ nhất, bảo tồn di sản tốt, nhưng không khai thác được giá trị kinh tế.

Thứ hai, khai thác giá trị kinh tế tốt, nhưng bảo tồn di sản kém.

Thứ ba, cân đối, hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội.


4. Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá

- Nhà nước:

+ Có chính sách bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ di sản văn hoá.

- Nghiêm cấm:

+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.

+ Hủy hoại di sản văn hoá.

+ Đào bới, lấn chiếm khu di tích, danh lam thắng cảnh.

+ Mua bán, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật, bảo vật.

+ Lợi dụng việc bảo vệ di sản để làm điều trái pháp luật.

------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022