Công suất đặt được hiểu là tổng công suất định mức của các thiết bị tiêu thụ điện trong mạng, công suất đặt chính là công suất được ghi trên nhãn thông số của thiết bị. Đây không phải là dung lượng thực tế được cung cấp.
Trả lời:
Công suất đặt được hiểu là tổng công suất định mức của các thiết bị tiêu thụ điện trong mạng, công suất đặt chính là công suất được ghi trên nhãn thông số của thiết bị. Đây không phải là dung lượng thực tế được cung cấp.
Ví dụ:
- Tủ lạnh: dung tích khoảng 120-150 lít, công suất khoảng 80W.
- TV màn hình phẳng: khoảng 32 inch có công suất khoảng 40W.
- Nồi cơm điện: Dung tích 1,2 lít, công suất khoảng 350-400W.
- Máy lạnh (điều hòa): 9000BTU thường có công suất khoảng 800-850W. Đây còn được mệnh danh là thiết bị gia dụng tiêu tốn nhiều điện nhất và cao cấp nhất tại nhà nếu được bật 24/24.
- Quạt: công suất khoảng 40-120W.
- Bàn là (bàn ủi): Bàn là mà chúng ta hay dùng gọi là bàn ủi khô có công suất khoảng 950W. Còn bàn ủi hơi nước có công suất khoảng 1400W.
- Lò vi sóng: dung tích 20 lít, công suất khoảng 800W.
- Lò nướng: Dung tích 20 lít, công suất khoảng 1600W.
- Mỗi thiết bị gia dụng đều có một công suất khác nhau
- Để hiểu rõ hơn về công suất đặt là gì, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây
- Như đã nói ở trên, công suất đặt là một đại lượng đo, điều này rất dễ nhầm lẫn với các loại công suất khác như công suất tiêu thụ
Công suất tiêu thụ là đại lượng đặc trưng cho tốc độ tiêu thụ điện năng của đoạn mạch trên một đơn vị thời gian, hoặc bằng cách tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Công suất được lắp đặt ở các thiết bị điện dân dụng trong gia đình, theo đó các thiết bị này được nối với các loại dây điện để có thể sử dụng được. Tuy nhiên trong hệ thống điện không phải chỉ có một hoặc hai loại dây dẫn điện, chính vì vậy để dẫ hướng cho các loại dây điện này thì không thể thiếu được máng cáp.
Công suất đặt có thể hiểu là mức công suất định mức mà thiết bị hoạt động ổn định nhất được ghi trên thông số ví dụ Tủ lạnh có Công suất 80W thì khi sử dụng trong điều kiện chỉ có tủ lạnh trong mạng điện thì công suất tối đa của tủ lạnh là 80W.
Trường hợp trong mạng điện sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện như có Quạt 50W và nồi cơm điện 400W tại một thời điểm thì tổng công suất đặt của các thiết bị là 80 + 50 + 400 = 530W. Tại thời điểm sử dụng ví dụ có hệ số nhu cầu Knc (Knc <1 ) là Knc = 0.7 thì công suất tiêu thụ thực của các thiết bị trong mạng sẽ là: 530W*0.7 = 371W.
Tóm lại công suất đặt chính là mức công suất tối đa thiết bị hoạt động nhưng thường thì trong cuộc sống thường ngày chúng ta không cần phải cung cấp đúng bằng mức công suất đặt của thiết bị, thường sẽ là thấp hơn tùy thuộc vào các thiết bị cùng hoạt động trong mạng điện và thơi điểm hoạt động.
Khi sử dụng bất kì thiết bị nào, công suất càng cao thì hệ số công suất cũng sẽ cao. Như vậy, hệ số công suất caothì các thành phần công suất tác dụng cũng lớn và sinh ra nhiều công hữu ích hơn. Nhiều trường hợp duy trì cosµ ~ 1 để hoạt động hiệu quả hơn đối với các thiết bị điện.
Tuy nhiên, hệ số công suất đặt bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào tải và thiết bị sử dụng điện. Như vậy nhu cầu của các thiết bị về công suất tác dụng và công suất phản kháng sẽ phải đáp ứng đủ thì mới hoạt động tốt.
Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất là nguồn nguồn sẽ chỉ cung cấp cho tải một phần công suất phản kháng. Đối với phần còn thiếu chúng ta sẽ phải tự trang bị thêm bằng nhiều cách như tụ bù hay các phương pháp cải thiện hệ số công suất
Nói theo cách khác, đó là cách tiết kiệm điện trong nhà. Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, dụng cụ gia đình ngày nay càng được thiết kế với tiêu hao năng lượng ít hơn, sử dụng bền hơn hiệu quả hơn. Một số yếu tố sau đây có thể giúp bạn tiết kiệm tiền điện cho gia đình mình.
- Chọn thiết bị đúng công suất: Mọi sự thừa thiếu đều gây lãng phí điện. Khi chọn mua các thiết bị như máy lạnh hay tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước, nồi cơm điện, bình nấu nước, bếp điện…, bạn đừng nghĩ mua máy lớn hơn, mạnh hơn thì máy làm việc tốt hơn. Thực sự điều này sẽ gây lãng phí không chỉ tiền bạc cho mua sắm mà còn hao tốn về năng lượng vô ích. Chẳng hạn mua máy điều hoà nhiệt độ thì cần tính toán phòng cần công suất lạnh bao nhiêu mua bấy nhiêu; không nên mua lớn hơn vì khi hoạt động sẽ hao tốn năng lượng điện nhiều hơn. Ngược lại, nếu bạn mua máy nhỏ hơn, yếu hơn yêu cầu, khi đó máy buộc phải hoạt động nhiều hơn cũng sẽ gây lãng phí.
- Thay thế các thiết bị gây hao tốn điện: Đối với các hệ thống chiếu sáng nên sử dụng các loại đèn huỳnh quang, đèn tiết kiệm điện thay cho các loại đèn sợi đốt. Các loại đèn compact tỏ ra ưu thế trong lĩnh vực tiết kiệm. Một bóng đèn compact 15W có độ sáng bằng bóng đèn sợi đốt 60W, cho nên mạnh dạn thay thế các bóng đèn sợi đốt mà ta thường dùng. Ngoài ra, sử dụng các loại bếp lò như lò vi ba, bếp điện từ thay cho các loại bếp điện trở thông thường cũng sẽ tiết kiệm điện hơn....
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm quá cũ: Các loại đồ điện gia dụng đã qua sử dụng tuy giá có rẻ nhưng thường rất hao tốn điện, muốn sử dụng nó nên kiểm tra lại khi mua.
- Dùng ổn áp hoặc biến áp cho mạng điện gia đình : Ổn áp và biến áp giúp cho điện ổn định vì thế sử dụng tốt cho các khu vực điện không ổn định, việc đó giúp cho việc cân bằng điện áp giúp các thiết bị điện chạy ổn định bền bỉ.
- Sử dụng các đồ gia dụng điện một cách hợp lý: Đa số hao phí năng lượng điện đều do không sử dụng hợp lý các sản phẩm của mình. Ví dụ trong các nguyên nhân gây lãng phí điện khi sử dụng tủ lạnh thì phần lớn là do sử dụng sản phẩm không hợp lý như: điều chỉnh trong hộp số (số càng cao tiêu thụ càng nhiều); đặt tủ lạnh ở môi trường không thuận lợi ( không thông thoáng, điện càng hao); số lần mở cửa quá nhiều (càng mở cửa nhiều lần thì càng tốn điện); điện tổn hao qua biến thế hoặc ổn áp; để lớp tuyết đông dày quá (ít xả tuyết)…