logo

Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

Câu hỏi: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

A. NH3, SO2, CO, Cl2

B. N2, Cl2, O2, CO2, H2

C. N2, NO2, CO2, CH4, H2

D. N2, NO2, CO2, CH4, H2

Lời giải: 

Đáp án đúng: D. 

Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí N2, NO2, CO2, CH4, H2

Giải thích:

Để làm khô các khí thì các khí đó không phải ứng với chất cần dùng. Vậy ở đây ta có thể dùng NaOH để làm khô các khí mà không phản ứng với NaOH.

A. Loại vì có SO2, Cl2 tác dụng được với NaOH

B. Loại vì có CO2, Cl2 tác dụng được với NaOH

C. Loại vì có CO2, NO2 tác dụng được với NaOH

Cùng toploigiai tìm hiểu những kiến thức cơ bản về NaOH nhé


1. Khái niệm Natri hydroxide (NaOH)

Natri hydroxide hay hydroxide natri (công thức hóa học: NaOH) hay thường được gọi là xút hoặc xút ăn da hay là kiềm NaOH (kiềm ăn da) là một hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxide tạo thành dung dịch base mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước.

Natri hydroxide tinh khiết là chất rắn không màu ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hydroxide rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín. Nó hòa tan mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng nhiệt lớn. Nó cũng hòa tan trong etanol, metanol, ete và các dung môi không phân cực, và để lại màu vàng trên giấy và sợi.


2. Tính chất vật lý của NaOH

Hóa chất NaOH hay còn gọi là xút có nhiều dạng như: Dạng vảy đục không màu – xút vảy, dạng hạt – xút hạt, dạng dung dịch bão hòa 50%.

[CHUẨN NHẤT] Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

Hóa chất NaOH là hóa chất dễ tan trong nước, trong cồn và trong glycerin nhưng không hòa tan trong ether và các dung môi không phân cực khác.

Tương tự như các hydrat hóa của axít sulfuric, giải thể natri hydroxit rắn trong nước là một phản ứng tỏa nhiệt cao, trong đó một số lượng lớn nhiệt được giải phóng.


3. Tính chất hóa học của NaOH

- Sodium Hydroxide là một bazơ mạnh làm quý tím hóa xanh và dung dịch phenolphthalein hóa hồng

- Phản ứng với các axít tạo thành muối và nước:

NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O

- Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2 → NaHSO3

- Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2NaOH + CuCl→ 2NaCl + Cu(OH)2


4. Cách điều chế NaOH trong công nghiệp

Sau khi trả lời được câu hỏi “NaOH là gì” chúng ta tìm hiểu về quy trình điều chế NaOH. Quy trình sản xuất xút ăn da dựa trên phản ứng điện phân dung dịch NaCl bão hòa. NaCl được điện phân tạo ra Clo và dung dịch NaOH và Hydro. Nhà máy có thể sản xuất đồng thời 2 hóa chất xút và Clo (được gọi là nhà máy xút-clo). Phản ứng có phương trình như sau:

- Sản xuất xút và Clo bằng hương pháp điện phân:

2Na+ + 2H2O + 2 e → H+ 2NaOH

- Sản xuất Natri hidroxit bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn trong bình có màng ngăn:

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

- Tác dụng một số kim loại mà oxit, hydroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn…):

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

- Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O


5. Ứng dụng của xút NaOH (Hyđroxit natri) trong cuộc sống

Hyđroxit natri có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống, đặc biệt là nó thường được dùng để xử lý nước bể bơi

5.1. Dùng để xử lý nước (đặc biệt là nước hồ bơi)

– NaOH có tính Bazơ khi hòa tan trong nước nên nó có khả năng làm tăng nồng độ pH. Ngoài ra người ta cũng dùng nó để trung hòa và khử cặn bẩn trong đường ống cấp nước.

5.2. Dùng NaOH xử lý bể bơi hiệu quả và tiết kiệm.

– Trong công nghiệp xử lý nước thải, nước sinh hoạt, Natri hiđroxit là một loại hóa chất xử lý nước bể bơi có nhiệm vụ điều chỉnh pH, đưa nồng độ pH về mức yêu cầu, để tiến hành các bước xử lý nước tiếp theo.

– Ngoài ra thì việc cho xút vào nước sẽ giúp một số hiđroxit của kim loại tạo thành dạng bền hơn và dễ kết tủa hoặc tạo keo. Mặt khác, với một số nước thải chứa hàm lượng COD cao, việc dùng NaOH để tăng nồng độ pH sẽ giúp việc xử lý nước bằng phương pháp vi sinh vật diễn ra thuận lợi hơn. Cụ thể đó là khi nồng độ pH tăng đạt mức yêu cầu, đây là môi trường thuận lợi để các vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Khi đó việc xử lý nước bể bơi đạt hiệu quả tốt nhất. 

Việc xử lý nước bể bơi bằng hóa chất NaOH rất đơn giản, hiệu quả cao nhưng không phải ai cũng biết.

+ Chi tiết như sau: Khi nước bể bơi ôi nhiễm sẽ xuất hiện hiện tượng rêu tảo, vi khuẩn gây hại đặc biệt là có mùi lạ khó chịu. Bạn chỉ cần dùng một liều lượng Xút theo tiêu chuẩn kết hợp với các loại hóa chất bể bơi khác sẽ giúp nước bể nhanh chóng được xử lý và trở lại trạng thái trong sạch, tinh khiết và không gây hại cho người bơi, các thiết bị trong bể bơi. 

+ Còn khi nước hồ bơi bị giảm nồng độ pH (kiểm tra bằng thiết bị bể bơi chuyên dung – bộ test thử nước )và cho kết quả nhỏ hơn 7,2. Bạn chỉ cần hòa tan một lượng NaOH theo tiêu chuẩn rồi rải đều xung quanh mặt nước hồ, sau đó dùng bộ test kiểm tra lại nếu chưa về mức cân bằng thì tiếp tục cho đến khi cân bằng.

5.3. Dùng trong công nghiệp hóa chất, dược

Trong công nghiệp hóa chất, dược, NaOH được dùng để sản xuất sản phẩm có chứa gốc Sodium như Sodium phenolate (thuốc Aspirin), Sodium hypochlorite (Javen),….

5.4. Dùng trong công nghiệp hóa chất tẩy rửa

Natri Hidroxit và các hợp chất Natri là những thành phần quan trọng trong việc sản xuất các chất tẩy giặt như nước Javen. Ngoài ra, nó còn được dùng làm nước rửa chén nhờ khả năng thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật.

5.5. Một số ứng dụng khác của NaOH

– Sản xuất giấy: dùng để xử lý, làm trắng đối với gỗ, tre, nứa,… bằng công nghệ Sunfat và Soda.

– Công nghiệp dầu khí: dùng để điều cân bằng độ pH cho dung dịch khoan, như là loại bỏ sulphur, các hợp chất sulphur hay các hợp chất axit có trong tinh chế dầu mỏ

– Công nghiệp dệt nhuộm: dùng để làm chất phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô, làm cho vải dễ hấp thụ màu nhuộm và có độ bóng.

icon-date
Xuất bản : 29/07/2021 - Cập nhật : 29/07/2021