logo

Có những loại năng lượng tái tạo nào? Ưu và nhược điểm của chúng là gì?

icon_facebook

Câu hỏi: Có những loại năng lượng tái tạo nào? Ưu và nhược điểm của chúng là gì?

Lời giải:

Các loại năng lượng tái tạo:

- Năng lượng mặt trời

- Năng lượng nước

- Năng lượng địa nhiệt

- Năng lượng gió

- Năng lượng từ sóng biển, đại dương

- Năng lượng sinh khối

Ưu điểm

Nhược điểm

- Là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm. Có nhiều ứng dụng từ nguồn năng lượng này rất hữu ích, giúp tiết kiệm điện năng cho hộ gia đình, doanh nghiệp.

- Là nguồn năng lượng không sợ cạn kiệt, có thể sử dụng cho nhiều nhu cầu và vị trí khác nhau.

- Chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, độ bền cao hơn nhiều lần.

- Chi phí đầu tư ban đầu cao.

- Hiệu suất hoạt động có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, thiên nhiên.

- Rất khó khăn để sản xuất 1 lượng điện lớn.

* Tìm hiểu các nguổn năng lượng tái tạo

- Năng lượng sinh khối

Năng lượng này được định nghĩa là năng lượng mà chuyển hóa từ các vật liệu và phế phẩm sinh học để sử dụng như là một dạng năng lượng để tạo ra nhiệt, tạo ra năng lượng và vận chuyển. Những hợp chất các bon từ các vật liệu, chất liệu sẽ mất một khoảng thời gian dài để tạo thành nhiên liệu hóa thạch đây không được gọi là sinh khối.

Tuy nhiên bản chất của nó thì vẫn được coi là sinh khối. Đó là bởi vì sự chia cắt các bon trong chu trình các bon.

Năng lượng sinh khối được sử dụng từ thời kì cổ đại từ khi mà con người biết đốt cháy gỗ và than để tạo ra nhiệt. Gỗ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu để tạo ra năng lượng sinh khối. Bên cạnh gỗ còn có các sản phẩm khác cũng được sử dụng để tạo ra năng lượng sinh khối là thực vật, mùa màng, rác thải, phế phẩm công nghiệp, cây cối và rác thải nông nghiệp.

Có những loại năng lượng tái tạo nào? Ưu và nhược điểm của chúng là gì?

- Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm Trái Đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất. Năng lượng địa nhiệt đã được sử dụng để nung và tắm kể từ thời La Mã cổ đại, nhưng ngày nay nó được dùng để phát điện. Có khoảng 10 GW công suất điện địa nhiệt được lắp đặt trên thế giới đến năm 2007, cung cấp 0,3% nhu cầu điện toàn cầu. Thêm vào đó, 28 GW công suất nhiệt địa nhiệt trực tiếp được lắp đặt phục vụ cho sưởi, spa, các quá trình công nghiệp, lọc nước biển và nông nghiệp ở một số khu vực.

- Năng lượng biển

Năng lượng biển (đôi lúc cũng được gọi là năng lượng đại dương hoặc năng lượng thủy động học và biển) là loại năng lượng được tạo ra bởi sóng biển, thủy triều, độ mặn, và sự chênh lệch về nhiệt độ đại dương. Chuyển động của nước trong đại dương tạo ra một khối lượng dự trữ động năng khổng lồ, hay còn gọi là năng lượng chuyển động. Loại năng lượng này có thể được khai thác để sản xuất điện để cung cấp điện cho gia đình, vận tải và các nền công nghiệp.

Thuật ngữ năng lượng biển bao gồm cả năng lượng sóng tức là năng lượng từ sóng bề mặt, và năng lượng thủy triều là loại năng lượng có được từ động năng của khối lượng lớn nước di chuyển. Năng lượng gió xa bờ không phải là một dạng của năng lượng biển, vì năng lượng gió bắt nguồn từ gió, cho dù các turbine gió được đặt trên mặt nước.

>>> Tham khảo: Em hãy kể tên một số dạng nhiên liệu hóa thạch và giải thích tại sao nguồn nhiên liệu này lại là nguồn năng lượng không tái tạo

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 06/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads