logo

Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

Câu trả lời đúng nhất: Có 2 cách giải thích nghĩa của từ là:

- Giải thích nghĩa mà từ biểu thị. Ví dụ: Nhút nhát: Trái nghĩa với gan dạ.

- Đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa. Ví dụ: Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất có dáng hình trụ, dùng để lấy mạch nước ngầm.

Cùng Toploigiai tìm hiểu về nghĩa của từ chi tiết hơn nhé!


Nghĩa của từ là gì?

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.

Có mấy cách giải thích nghĩa của từ

Ví dụ:

- Tổ tiên: Các thế hệ đi trước (cụ kị, cha ông...).

- Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

- Chứng giám: xem xét và làm chứng.

- Hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt.

- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.

Những nội dung này liên quan đến các loại từ mà ta giải thích như: nội dung về sự vật là danh từ, nội dung về hoạt động là động từ, nội dung về tính chất là tính từ... Những loại từ này học sinh tiểu học đã được học.

Ngoài các nội dung cơ bản trên, nghĩa của từ còn là nội dung về số lượng (một, hai, ba…), lượng ít nhiều (các, những, mỗi…), tình cảm (ái, ối, ư…), chỉ trỏ để xác định (này, kia, đó, nọ…).

Vậy, nghĩa của từ thật là đa dạng, đôi khi xung quanh ta có rất nhiều, ta không thể giải thích được hết.

>>> Tham khảo: Giải thích nghĩa của từ ngọt lành trong dòng thơ Ngày xuân ngọt lành


Có mấy cách giải thích nghĩa của từ

Có 2 cách giải thích nghĩa của từ là:

- Giải thích nghĩa mà từ biểu thị

Ví dụ: Nhút nhát: Trái nghĩa với gan dạ.

- Đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.

Ví dụ:

- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất có dáng hình trụ, dùng để lấy mạch nước ngầm

- Tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, v.v…) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo. -> Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

- Xe đạp: chỉ một loại phương tiện đi lại -> Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm. -> Giải thích đưa ra từ đồng nghĩa

- Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa. -> Giải thích bằng cách vừa đưa ra từ đồng nghĩa vừa đưa ra từ trái nghĩa.

- Trung thực: con người có tính thật thà, thắng thẳn. -> Giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa.


Cơ cấu nghĩa của từ

a. Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn.

b. Mỗi một nghĩa thường gồm một số nghĩa tố được tổ chức lại.

c. Chúng ta đã nói rằng một từ có thể đơn nghĩa hoặc đa nghĩa. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ ở cấp độ từ thể hiện qua từ đa nghĩa. Quan hệ đa nghĩa là một trong những dạng quan trọng nhất thuộc các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong từ.

icon-date
Xuất bản : 26/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022