logo

Cơ chế điều hòa sinh tinh là gì?

icon_facebook

Đáp án và lời giải chính xác, dễ hiểu cho câu hỏi: “Cơ chế điều hòa sinh tinh là gì?” cùng với kiến thức mở rộng hay nhất do Top lời giải biên soạn là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh.


Câu hỏi: Cơ chế điều hòa sinh tinh là gì?

Trả lời:

Vùng dưới đồi tiết ra hoocmon GnRH, kích thích lên tuyến uyên tiết ra FSH và LH. Sau đó FSH kích thích lên ống sinh tinh, ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng; còn LH kích thích lên tế bào kẽ (leydig) làm cho tế bào kẽ sản sinh ra hoocmon testosteron. Hoomon testosteron một mặt kích thích lên ống sinh tình (cùng với FSH) để ống sinh tinh "sản xuất" ra tinh trùng, mặt khác khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao thì sẽ ức chế ngược lên vùng dưới đồi ngừng tiết GnRH và tuyến uyên ngừng tiết FSH và LH.


Kiến thức tham khảo về cơ chế điều hòa sinh tinh:


1. Sơ lược về cơ chế điều hòa sinh tinh

Cơ chế điều hòa sinh tinh là gì?
Hình 1: Cơ chế điều hoà sinh tinh

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH kích thích tế bào kẽ (tế bào lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.

- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron.

- Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmon.

Xem thêm:

>>> Tìm hiểu thêm về cơ chế điều hòa sinh tinh


2. Vai trò của các loại hooc môn đến quá trình sinh tinh:

   
Hoocmôn Vai trò
GnRH Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH
FSH Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
LH Kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn.
Testostêrôn

Ở nồng độ thấp kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

Ở nồng độ cao, gây ức chế vùng dưới đồi, tuyến yên ⇒ giảm tiết GnRH, FSH, LH

Ở người:

- Quá trình sinh tinh bắt đầu từ các tế bào gốc, gọi là tinh nguyên bào. Khi nam giới bước vào tuổi dậy thì, các tinh nguyên bào sẽ bắt đầu phân chia nhiều lần và biệt hóa để tạo ra các tinh bào.

- Tinh trùng được sinh ra từ các tinh bào trong ống sinh tinh, sau đó di chuyển vào mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành trước khi xuất tinh.

- Khi người đàn ông bị kích thích tình dục, quá trình xuất tinh sẽ bắt đầu. Từ mào tinh hoàn, tinh trùng phóng theo ống dẫn tinh, sau đó được trộn lẫn với dịch tiết của tuyến tiền liệt (chiếm 30%), túi tinh (chiếm 60%), các tuyến hành niệu đạo (chiếm 10%), và cuối cùng được tống xuất ra ngoài theo đường niệu đạo. Nếu xuất tinh không xảy ra, tinh trùng sẽ chết và được hấp thụ bởi biểu mô của mào tinh.

- Quá trình sinh tinh bắt đầu từ khi dậy thì và tiếp diễn liên tục cho tới khi chết. Đây là một quá trình rất hiệu quả với vài chục đến vài trăm triệu tinh trùng được sinh ra ở mỗi tinh hoàn. Tuy nhiên thụ tinh lại là quá trình không hiệu quả, khi hàng chục, hàng trăm tinh trùng được phóng vào đường sinh dục nữ nhưng cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng là thụ tinh thực sự với trứng. Do vậy, nguy cơ vô sinh nam sẽ tăng cao nếu quá trình sinh tinh bị suy giảm kéo theo sự suy giảm về chất và lượng của tinh trùng.

Cơ chế điều hòa sinh tinh là gì?

3. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình sinh tinh ở người

a) Nội tiết vùng dưới đồi - tuyến yên

Khi hoạt động của vùng này bị suy yếu, không tiết đủ FSH để kích thích tinh hoàn sinh tinh trùng có khi vùng này lại tiết nhiều các hormon khác như prolactin sẽ làm giảm cương dương và sinh tinh.

b) Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn thiếu các chất như vitamin A, vitamin E, một số acid amin, acid béo và kẽm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tinh trùng, dẫn đến giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.Ngoài ra, gần đây có nhiều quan điểm cho rằng thức ăn ngày nay thường chứa các gốc hóa học có tính estrogenic yếu, tích tụ lâu ngày sẽ làm ức chế sinh tinh.

Cơ chế điều hòa sinh tinh là gì?

c) Nhiễm trùng

Một số trường hợp mắc vô sinh nam do giảm sinh tinh sau biến chứng viêm tinh hoàn của bệnh quai bị. Biểu mô sinh tinh bị ảnh hưởng hoặc phá hủy hoàn toàn có thể do nhiễm trùng, do viêm, tăng nhiệt độ hoặc do giảm phản ứng miễn dịch sau khi “hàng rào” máu tinh hoàn bị phá hủy.

d) Tăng nhiệt độ tinh hoàn

Ở nam giới, nhiệt độ vùng bìu thường thấp hơn thân hiệt khoảng 2 đô. Trong trường hợp tinh hoàn không xuống hoặc tinh hoàn ẩn, quá trình sinh tinh bị ngưng lại. Thực nghiệm cho thấy cấu trúc mô học của tinh hoàn sẽ thay đổi nếu tinh hoàn không xuống. Sốt trên 38,5 độ có thể ức chế quá trình sinh tinh trong 6 tháng. Ngoài ra, nếu sốt quá cao có thể gây tổn thương AND của tinh trùng.

e) Phóng xạ và từ trường

Các tế bào sinh tinh rất nhạy cảm với phóng xạ. Khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ cường độ cao, các tinh nguyên bào bị hủy hoại dẫn tới vô sinh không hồi phục được. Ngoài ra phóng xạ còn làm tổn thương nhiễm sắc thể, gây dị dạng ở những thế hệ sau.

Từ trường được tạo ra do các thiết bị điện gia dụng, điện công nghiệp,... Từ trường tần số thấp và cường độ cao có thể ảnh hưởng không tốt tới quá trình sinh tinh.

f) Bệnh và một số loại thuốc

Các bệnh toàn thân đều có ảnh hưởng tới việc sản xuất tinh trùng. Cụ thể:

- Bệnh cấp tính như bỏng, chấn thương, cấp cứu ngoại khoa phải mổ gây ức chế quá trình sinh tinh;

- Bệnh mạn tính như suy thận, suy gan, bệnh nội tiết,... làm giảm quá trình sinh tinh;

- Bệnh ung thư: Các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị dẫn tới quá trình sinh tinh giảm hoặc ngừng hoàn toàn.

icon-date
Xuất bản : 23/04/2022 - Cập nhật : 09/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads