logo

Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ đọc hiểu (Tiếng trống trường)

Trả lời câu hỏi Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ đọc hiểu: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì? Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ viết in hoa? Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ (3), (4)? Theo bạn, điều gì là đáng nhớ nhất trong những năm tháng cắp sách tới trường?

Đọc bài thơ sau:

(1) Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ
Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi
Bàn chân nhỏ băng qua đồng, qua ruộng
Tiếng trống trường giục giã những mùa thi.

(2) Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt
Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu
Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại
Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau.

(3) SAO CHẲNG THỂ MỘT LẦN NHƯ THẾ NỮA?
Ngồi chung bàn chung ghế như xưa
Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng
Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ.

(4) SAO CHƯA ĐẾN TÌM NHAU BÈ BẠN?
Bao năm ròng trọ học thổi cơm chung
Hãy ngồi lại thêm một lần so đũa
Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm.

(5) SAO KHÔNG THỂ CÙNG VỀ THĂM THẦY CŨ?
Ôi cái trống da trâu thay bọc lại bao lần
Giờ mới biết từng hồi trống ấy
Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng.

(6) Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ
Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi.

(Tiếng trống trường - Chữ Văn Long)

Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ đọc hiểu - ảnh 1

Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ đọc hiểu - Đề số 1

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Bảy chữ

C. Tám chữ

D. Lục bát

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ viết in hoa?

A. Ẩn dụ

B. Nhân hóa

C. Điệp cấu trúc

D. So sánh

Câu 4. Câu thơ nào sau đây nói về sự trôi chảy của thời gian?

A. Tiếng trống trường giục giã những mùa thi.

B. Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau.

C. Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ.

D. Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm.

Câu 5. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ (1) và khổ (2)?

A. Nỗi nhớ về thầy cô và trường lớp

B. Nỗi nhớ về tuổi thơ

C. Nỗi nhớ về tuổi học trò và bạn bè thời cắp sách

D. Nỗi nhớ về mối tình thuở học trò

Câu 6. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ (3), (4)?

A. Nỗi khát khao được sống lại những năm tháng của tuổi học trò

B. Niềm vui mừng khi được thăm lại bạn cũ, trường xưa

C. Nỗi buồn vì phải xa bạn bè, trường lớp

D. Nỗi nhớ khôn nguôi về mối tình đầu

Câu 7. Dòng nào sau đây nói về cảm xúc chủ đạo của bài thơ?

A. Nỗi nhớ về người thầy giáo cũ

B. Nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ

C. Nỗi nhớ về tuổi học trò và ước mong được sống lại thời tươi đẹp ấy

D. Nỗi nhớ về bạn bè thời cắp sách

Câu 8. Bạn hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng?

Câu 9. Kỉ niệm nào trong bài thơ gây xúc động nhất đối với bạn? Vì sao?

Câu 10. Theo bạn, điều gì là đáng nhớ nhất trong những năm tháng cắp sách tới trường? (Viết khoảng 5 7 dòng)

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. A

Câu 2. B

Câu 3. C

Câu 4. A

Câu 5. C

Câu 6. A

Câu 7. C

Câu 8. 

Ý nghĩa của hai dòng thơ: Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng là:

Mỗi hồi trống là một năm học mới bắt đầu. Đồng nghĩa là thời gian không ngừng trôi, học trò sẽ dần trưởng thành và người thầy sẽ già đi, mái tóc thầy thêm bạc. Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn và nỗi nhớ của tác giả với người thầy và mong muốn được trở lại thăm ngôi trường xưa, thăm thầy cô giáo cũ.

Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ đọc hiểu - ảnh 2

Câu 9. 

Kỉ niệm trong bài thơ gây xúc động nhất đôi với em là kỉ niệm với tiếng trống trường. Tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên với bao nhiêu mơ mộng. Đây là quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời, chúng ta được học tập, được vui chơi mà không phải âu lo chuyện gì cả. Mỗi khi nghe tiếng trống trường là kết thúc một tiết học để ra chơi. Bạn bè cùng nhau ngồi túm tụm nói chuyện, cười đùa vui vẻ. Thế nhưng, giờ đây mỗi người đã lớn khôn, mỗi người một phương trời, nghe thấy tiếng trống mà không thể gặp lại nhau được nữa.

Câu 10.

Theo em, điều đáng nhớ nhất trong những năm tháng cắp sách tới trường là những tiết học. Trong mỗi tiết học, chúng ta sẽ được các thầy cô truyền đạt kiến thức, dạy cách làm người tốt, đưa ra những lời khuyên để bước vào đời. Thầy cô cũng là người sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm để chúng ta thành người tốt. Bởi sau này lớn lên xã hội sẽ không bỏ qua lỗi lầm cho chúng ta mà ta phải tự chịu trách nhiệm. Vì thế, những gì thầy cô giảng dạy trong những năm tháng cắp sách tới trường là vô cùng đáng nhớ.


Học sinh cũng hỏi

1. Bài thơ Tiếng trống trường là của tác giả nào?

Bài thơ Tiếng trống trường là của nhà thơ Chữ Văn Long. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. 

2. Em hãy phân tích đánh giá chủ đề bài Tiếng trống trường

"Tùng... tùng... tùng" chính là âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi cho chúng ta nhớ đến hình ảnh của cái trống trường. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Dưới đây là bài văn Nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề bài “Tiếng trống trường” đã được chúng tôi tổng hợp và mang đến cho các bạn. Xem thêm

3. Ngoài bài thơ Tiếng trống trường, nhà thơ Chữ Văn Long còn có những tác phẩm tiêu biểu nào?

- Bông hồng bỏ quên (1991);

- Tán bàng xanh góc phố (1985);

- Ngôi sao đã khóc (2000);

- Lời ca từ đất (1987);

- Người gánh rơm vào thành phố (2001);

- Ru những trăm năm (1997);

- Nghìn câu ca dao (2004).

- Nguồn yêu thương (1976);

- Niềm khao khát vĩnh hằng (2003);

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ đọc hiểu. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 16/08/2023 - Cập nhật : 18/08/2023