logo

Chuồn chuồn - Sát thủ tàn bạo bậc nhất trong thế giới côn trùng


Chuồn chuồn - Sát thủ tàn bạo bậc nhất trong thế giới côn trùng

Vẻ bề ngoài nhỏ bé của những chú chuồn chuồn khiến ta lầm tưởng rằng chúng là loài côn trùng hiền lành và đáng yêu. Trong thực tế, các nhà côn trùng học khẳng định rằng, chính con vật mà ta cho là hiền lành và nhỏ bé đó là một trong những “sát thủ” tàn bạo nhất trong thế giới côn trùng.

Chuồn chuồn - Sát thủ tàn bạo bậc nhất trong thế giới côn trùng

Chuồn chuồn (Odonata) là một bộ côn trùng với khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô (Anisoptera) và chuồn chuồn kim (Zygoptera), khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Ở Việt Nam, trên 500 loài. Phần lớn các loài chuồn chuồn là côn trùng có ích, là thiên địch ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng và ruồi, muỗi.

Chuồn chuồn - Sát thủ tàn bạo bậc nhất trong thế giới côn trùng

Chuồn chuồn có cách săn mồi vô cùng tinh vi, trong thực tế để  bắt giữ một mục tiêu nào đó trong không trung là một việc vô cùng khó khăn, bởi để có thể làm như vậy thì kẻ đi săn phải đoán biết trước hướng đi cũng như tốc độ di chuyển của con mồi. Các công việc này thường chỉ có thể được thực hiện bởi những động vật có hệ thống thần kinh phát triển.

Chuồn chuồn - Sát thủ tàn bạo bậc nhất trong thế giới côn trùng

Thế nhưng, thay vì "theo dõi" và đuổi theo con mồi của mình cho đến khi bắt kịp nó, chuồn chuồn sẽ chặn đầu chúng. Nói cách khác, chuồn chuồn đảm bảo tiêu diệt con mồi bằng cách bay thẳng đến hướng mà con mồi muốn di chuyển.

Chuồn chuồn - Sát thủ tàn bạo bậc nhất trong thế giới côn trùng

Như một “sát thủ chuyên nghiệp”, trong khoảng thời gian mili giây, chúng “tính toán” về khoảng cách của con mồi, hướng nó đang di chuyển, tốc độ bay, góc bay và phương pháp tiếp cận. Lúc này, chúng chỉ cần chờ đợi ở vị trí mà chắc chắn con mồi sẽ rơi vào và "thưởng thức" chúng. Tỉ lệ thành công trong những cuộc săn mồi của chuồn chuồn là 95%, cao hơn rất nhiều so với sư tử và cá mập. Một khi đã trở thành mục tiêu của chúng thì con mồi khó có thể chạy thoát.

Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, Hầu hết mắt của các loài côn trùng đều rất lớn và cấu tạo bởi nhiều vật kính nhỏ ghép lại với nhau, gọi là mắt kép. Mắt chuồn chuồn được ghép bởi 300.000 vật kính (giống như thấu kính) trong mỗi con mắt.

Mỗi vật kính thu nhận một hình ảnh riêng, bộ não của chuồn chuồn có 8 đôi tế bào thần kinh thị giác có nhiệm vụ kết hợp hàng nghìn hình ảnh lại với nhau để tạo nên một hình ảnh tổng thể, toàn diện nhất. Nó có nghĩa là tầm nhìn của chuồn chuồn lên đến 360 độ và chúng có thể nhìn thấy bất kỳ vật gì đến gần chúng, ở bất cứ góc độ. Đây là “vũ khí” lợi hại của chúng trong quá trình săn mồi cũng như thoát khỏi kẻ thù.

Chuồn chuồn - Sát thủ tàn bạo bậc nhất trong thế giới côn trùng

Các cặp chân cùa chuồn chuồn có thể bắt mồi một cách dễ dàng trong khi bay. Hai cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, và cử động độc lập nhau. Hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp, cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc. Chúng có thể bay về phía trước, phía sau, sang ngang hoặc thay đổi hướng bất cứ khi nào. Chuồn chuồn thậm chí có thể bay lộn trong những trường hợp cần thiết.

Chuồn chuồn - Sát thủ tàn bạo bậc nhất trong thế giới côn trùng

Phần thân bụng dài. Cơ quan miệng kiểu nghiền, chân mảnh hướng về trước. Râu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt. Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư (ở con đực), thứ hai (ở con cái); cơ quan sinh dục ở đốt bụng thứ chín; cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai (ở con đực). Loài chuồn chuồn lớn nhất thế giới hiện nay là loài chuồn chuồn kim khổng lồ Trung Mỹ, Megaloprepus coerulatus và Anax strenuus, một loài chuồn chuồn đặc hữu của quần đảo Hawaii. Trong quá khứ, đã từng có loài chuồn chuồn với sải cánh dài 60 cm, hóa thạch của nó có niên đại 285 triệu năm.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 25/05/2023