logo

“Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”

Những nhận định của các nhà văn nổi tiếng góp phần giúp người đọc hiểu thêm về giá trị của các tác phẩm. Sau đây, mời các em tìm hiểu về bài viết chứng minh rằng thiên tài văn học người Nga Aleksandr Sergeyevich Pushkin quan niệm: “Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút” là đúng. 


Luận điểm chính của bài viết chứng minh rằng thiên tài văn học người Nga Aleksandr Sergeyevich Pushkin quan niệm: “Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút” là đúng

- Nêu khái quát quan niệm của tác giả.

- Giải thích ý nghĩa quan niệm của tác , nhận xét xem quan niệm đó là đúng hay sai và lí giải.

- Nêu các luận cứ để chứng minh cho tính đúng/ sai của quan niệm trên.

- Lấy dẫn chứng từ 1 - 2 tác phẩm để chứng minh rõ hơn quan niệm, ý kiến trên. (Lưu ý: tác phẩm phải liên quan hoặc lí giải rõ ràng được ý kiến của tác giả)

- Nêu ý nghĩa của quan niệm đó đối với mỗi nhà văn, bạn đọc, nền văn học…

- Khẳng định lại ý kiến, quan niệm của tác giả.


Bài viết chứng minh rằng thiên tài văn học người Nga Aleksandr Sergeyevich Pushkin quan niệm: “Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút” là đúng

Puskin đã từng quan niệm rằng “Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Đó là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn và hợp lí. 

Chứng minh rằng thiên tài văn học người Nga Aleksandr Sergeyevich Pushkin quan niệm: “Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút” là đúng - ảnh 1

 

Trước hết ta hiểu được mối quan hệ gắn bó khắn khít của các sự vật trên, cây cỏ muốn sinh tồn, muốn phát triển thì phải có sự trợ giúp của ánh sáng hay một chú chim muốn sống một cuộc đời đáng sống thì phải cống hiến tiếng ca của mình cho đời, và tương tự như vậy một tác phẩm sống được là nhờ vào tiếng lòng của người cầm bút. Tiếng lòng của người cầm bút là gì? Đó là một cụm từ chỉ tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của mỗi nhà văn, nhà thơ khi họ đặt bút viết ra đứa con tinh thần của mình. Đứa con ấy thể hiện sự chân thành, nhiệt huyết, tâm tư tình cảm của chính tác giả, thông qua tác phẩm nhà văn sẽ gửi gắm những tư tưởng, thông điệp của mình đến gần hơn với bạn đọc.

Dù cách xa nhau về khoảng cách địa lí, nhưng nhà văn người Nga Pushkin đã gặp nhà văn người Pháp Elsa Triolet về những tư tưởng trên hành trình viết văn của mình. Bởi vì Elsa Triolet đã từng quan niệm “Nhà văn là người cho máu”, mỗi một tác phẩm ra đời chính là những tâm tư tình cảm được thai nghén, mỗi nhà văn đều dốc bầu máu nóng để viết nên một áng văn vĩ đại. Cũng bởi vì thế, thật không sai khi khẳng định “Một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. 

Trên lĩnh vực thơ ca, ta biết rằng thơ ra đời với nhu cầu bộc lộ tâm tư, tình cảm của chính tác giả. Lê Quý Đôn cũng đã từng nhấn mạnh rằng “Sự khởi phát của thơ là lòng người”, gốc của thơ chính là tình cảm, đó là tiếng lòng của chính bản thân “người cho máu”. Tình cảm chính là nội lực mạnh mẽ từ sâu bên trong giúp nhà văn, nhà thơ sáng tác, thôi thúc nhà văn đến với việc sáng tạo nghệ thuật. 

Một tác phẩm ra đời phải làm tròn trách nhiệm của nó, hướng người đọc tới những giá trị tốt đẹp, chỉ khi đó tác phẩm mới đang “sống” thực thụ. Tác phẩm ấy sống trong trái tim bạn đọc, sống mãi trong tư tưởng và tình cảm tốt đẹp. Tiếng lòng của người cầm bút chính là những tình cảm mà tác giả gửi gắm, ta không thể phủ nhận sức mạnh của tình cảm đối với mỗi con người. Tiếng lòng đấy có thể là niềm vui, nỗi buồn, là sự tự hào nhưng cũng có thể là sự căm phẫn, đôi khi nó còn có thể là những giọt nước mắt xót thương cho một số phận nào đó, dù tồn tại ở dạng như thế nào thì tình cảm cũng giúp cho mỗi người sống và làm việc có ý nghĩa.

Đối với người nghệ sĩ, bên cạnh khả năng quan sát và biểu hiện lại những khía cạnh nghệ thuật, yếu tố tình cảm là một yêu cầu bắt buộc đóng vai trò quan trọng trong việc viết nên một tác phẩm. Nhà văn phải cùng khóc, cùng cười với đứa con tinh thần của mình, chỉ có như vậy tác phẩm mới neo đậu mãi trong trái tim của độc giả. Đó là sự thành công mà mỗi nhà văn đều muốn hướng tới. 

Chứng minh cho nhận định trên một cách rõ rệt nhất ta nhớ đến nhà văn được mệnh danh là “nhà văn của nông thôn Việt Nam” – Kim Lân. Kim Lân đã “Khơi nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những cái gì chưa có” ông đặt tình cảm sâu sắc nhất của mình vào những kiếp người có thân phận rẻ rúng nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Nhân vật anh cu Tràng, thị hay bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” là cụ thể và rõ ràng nhất. Ta nhớ đến anh Tràng xuất thân từ một xóm ngụ cư nghèo, gia cảnh nghèo khó, sống nương tựa cùng người mẹ qua ngày. Không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ trước tới nay, Kim Lân tập trung miêu tả những nét riêng biệt mang đậm dấu ấn của anh cu Tràng. Trái ngược với dáng vẻ xấu xí, tính cách trẻ con thì sâu bên trong anh ẩn chứa những tính cách tốt đẹp, hay ta còn gọi đó là vẻ đẹp khuất lấp của anh cu Tràng.

Chứng minh rằng thiên tài văn học người Nga Aleksandr Sergeyevich Pushkin quan niệm: “Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút” là đúng - ảnh 1

Tràng vô tư nhưng giàu lòng thương người, anh sẵn sàng cưu mang thị trong cái tình cảnh sự sống càng xích lại gần nhau thì càng gần với cái chết. Anh cho thị một nơi để về, một tổ ấm hạnh phúc. Đó chính là tinh thần “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta sáng ngời qua bao nhiêu thế hệ. Truyền thống tốt đẹp ấy vẫn được gìn giữ, phát huy và truyền cho thế hệ con cháu mai sau. 

Nhà văn Kim Lân đã khám phá những vẻ đẹp đặc biệt của anh cu Tràng, ông đi sâu vào việc miêu tả nội tâm nhân vật. Để viết được những áng văn làm rung động triệu trái tim bạn đọc, bản thân nhà văn đã phải đặt vào đó những tâm tư, tình cảm sâu nặng. Đặc biệt, sáng ngời ở ngòi bút của nhà văn còn là tình yêu thương với những số kiếp lầm than, những số phận cùng cực, nghèo khổ. 

Nhận định “Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút” của nhà văn người Nga Pushkin là hoàn toàn chính xác. Nhận định trên được xem như là kim chỉ nam hướng nhà văn tới những giá trị tốt đẹp, lấy đó làm tiêu chuẩn để sáng tạo, bạn đọc cũng có thể dựa vào đó mà tìm hiểu những tác phẩm độc đáo, góp phần phát triển thêm cho nền văn học nước nhà nói riêng và nền văn học thế giới nói chung.

------------------------------------

Trên đây là bài viết chứng minh rằng thiên tài văn học người Nga Aleksandr Sergeyevich Pushkin quan niệm: “Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Hi vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

icon-date
Xuất bản : 22/08/2023 - Cập nhật : 23/08/2023