logo

Chức năng của đường là gì?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Chức năng của đường là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về đường do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Chức năng của đường là gì?

Chức năng của đường là:

- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động cơ thể

- Chuyển hóa một số chất khác


Kiến thức tham khảo về đường.


1. Khái quát đường

- Đường hay chính xác hơn là đường ăn là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydrat. Đường, đường hạt, hoặc đường thông thường, đề cập đến saccarose, một disaccharide bao gồm  glucose và fructose.

- Các loại đường đơn giản, còn được gọi là monosacarit, bao gồm glucose, fructose và galactose. Đường hỗn hợp, còn được gọi là disacarit hoặc đường đôi, là các phân tử bao gồm hai monosacarit nối với nhau bằng liên kết glycosid. 

- Các chuỗi dài hơn của monosacarit không được coi là đường và được gọi là oligosacarit hoặc polysacarit. Một số chất hóa học khác, chẳng hạn như glycerol và rượu đường, có thể có vị ngọt, nhưng không được phân loại là đường.

- Đường được tìm thấy trong các mô của hầu hết các loại thực vật. Mật ong và trái cây là nguồn tự nhiên dồi dào của các loại đường đơn giản không giới hạn. Sucrose đặc biệt tập trung trong mía, củ cải đường và thốt nốt, làm cho chúng trở nên lý tưởng để chiết xuất thương mại hiệu quả để làm đường tinh luyện. Năm 2016, sản lượng thế giới kết hợp của hai loại cây trồng này là khoảng hai tỷ tấn. Maltose có thể được sản xuất bằng hạt malting. Lactose là loại đường duy nhất không thể được chiết xuất từ thực vật. Nó chỉ có thể được tìm thấy trong sữa, bao gồm cả sữa mẹ và trong một số sản phẩm sữa. Một nguồn đường rẻ tiền là xi-rô ngô, được sản xuất công nghiệp bằng cách chuyển đổi tinh bột ngô thành đường, chẳng hạn như maltose, fructose và glucose.

[ĐÚNG NHẤT] Chức năng của đường là gì?

2. Công dụng của đường

- Công dụng đầu tiên phải nói đến của đường chính là làm gia vị tẩm ướp các loại món ăn, pha nước chấm hoặc làm bánh,… giúp cho mùi vị món ăn hoàn hảo hơn.

- Đường có khả năng giữ cho hoa được tươi lâu hơn. Đường kết hợp với giấm sẽ cung cấp thêm các chất dinh  dưỡng để giữ cho hoa lâu tươi.

- Đường cũng là nguồn nguyên liệu để các chị em làm đẹp dưỡng da. Ví dụ: Sử dụng đường để trị môi khô, bong tróc, tránh cho môi bị nẻ; Có thể dùng đường để dưỡng da, tẩy các tế bào chết.

- Đường còn có tác dụng rất tốt trong việc chữa một số bệnh như chữa ho. Sử dụng đường phèn kết hợp với quất để ngăn chặn các cơn ho kéo dài. Khi bị bỏng lưỡi, bạn cũng có thể dùng đường để làm dịu vết bỏng


3. Các loại đường phổ biến hiện nay

- Đường hoá học

+ Đường hóa học bao gồm các loại như cyclamate, saccharin, aspartame, acesulfame- K, sucralose... Đường hoá học thường được sử dụng trong quá trình chế biến các loại thực phẩm. Đó có thể là các sản phẩm cung cấp dinh dưỡng như bánh, kẹo, nước có ga hoặc các sản phẩm ngọt khác

- Đường ăn kiêng

+ Đường ăn kiêng thường được sử dụng cho người tiểu đường bởi nó không khiến chỉ số đường huyết tăng. Đường ăn kiêng có độ ngọt thấp và không bị tăng độ ngọt khi tăng số lượng đường. Thành phần chính của đường ăn kiêng là erthritol, là một chiết xuất tự nhiên từ các loại trái cây. Một ưu điểm nữa của đường ăn kiêng là không chứa chất aspartame. Bởi aspartame chính là tác nhân gây ra căn bệnh đau nửa đầu và một số bệnh ung thư.

- Đường đỏ

+ Đường đỏ là một loại đường được làm từ mía và rất tốt cho sức khoẻ. Mỗi ki-lô-gam đường đỏ chứa khoảng 0,9 gram canxi và nhiều thành phần nguyên tố vi lượng khác. Đường đỏ còn cung cấp một lượng lớn các vitamin C và vitamin nhóm B cho cơ thể. Do đó, đường đỏ có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành tế bào máu. Đồng thời, chúng cũng ngăn chặn sự hình thành các khối u và quá trình lão hóa của cơ thể.

- Đường vàng

+ Đường vàng hay còn được gọi là đường thô, là loại đường có độ ngọt và mùi mía đậm. Độ ngọt và mùi mía của đường xuất phát từ việc đây là loại đường tinh chế không hoàn toàn. Trong đường vàng chứa rất ít hàm lượng dinh dưỡng, tỷ trọng canxi, kali, sắt và ma-giê chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Vì vậy, đây là loại đường không thực sự có lợi cho sức khoẻ. 

- Đường tinh luyện

+ Đường tinh luyện hay nhiều người vẫn thường gọi là đường cát trắng. Đường tinh luyện là kết quả của việc tẩy trắng đường vàng bằng cách sử dụng sodium hyposulfite

[ĐÚNG NHẤT] Chức năng của đường là gì? (ảnh 2)

4. Tác hại khi ăn quá nhiều đường

- Có hại cho não

+ Cơ thể tiêu thụ một lượng đường fructose cao thực sự có ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não, cản trở bộ nhớ. Hơn thế, hàm lượng fructose cao có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, mà insulin lại quy định chức năng của dây thần kinh trong não. Nếu các tế bào não trở nên đề kháng với insulin thì khả năng suy nghĩ rõ ràng và xử lý, điều khiển suy nghĩ, cảm xúc có thể ảnh hưởng.

+ Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng axit béo (omega-3) có thể chống lại sự ảnh hưởng này. Axit béo có trong cá hồi, quả óc chó... có thể bù đắp một số tác động tiêu cực của đường đối với não

+ Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, C, B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt... Từ đó gây ra ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì và tiểu đường gây nên các bệnh ung thư. Đường còn gây ra tình trạng tăng glucôza trong máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Một chế độ ăn uống nhiều đường thường dẫn đến tình trạng thiếu chất crôm.

- Thúc đẩy quá trình lão hóa

+ Một phần lượng đường bạn hấp thụ sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử protein mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô, dẫn đến lão hoá ở da và các bộ phận khác. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.

- Làm tăng cân

+ Nhiều loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng sẽ cung cấp nhiều calo. Trong khi đó, nguyên nhân chính của tình trạng tăng cân và béo phì lại chính là do tiêu thụ quá nhiều calo. Ngoài ra, ăn nhiều đường chỉ cung cấp calo chứ không có nhiều chất dinh dưỡng. Những loại thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt thiếu chất xơ có thể gây ra cảm giác thèm tinh bột hoặc đường - 2 chất có xu hướng làm bạn tăng cân.

- Dẫn đến tiểu đường type 2

+ Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo: nên hạn chế tiêu thụ đường và lựa chọn cho các chất làm ngọt nhân tạo để làm thỏa mãn cảm giác thèm ngọt và điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn. Ngoài ra, nên kết hợp theo dõi lượng calo hấp thụ vào cơ thể để giúp ngăn ngừa cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.

icon-date
Xuất bản : 15/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022