logo

Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?

icon_facebook

Nhận thấy nội biến ở Đàng Trong là cơ hội Nam tiến để diệt họ Nguyễn, năm 1774, Trịnh Sâm ở Đàng Ngoài quyết định điều đại quân vào Nam. Đầu năm 1775, chúa Trịnh đã đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế) khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy. 


Trắc nghiệm: Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?

A. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn.

B. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế).

C. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn.

D. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn đánh Tây Sơn ở phía Nam.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế).

Chúa Trịnh đã đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế) khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B

Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Tháng 9 năm đó, nghĩa quân hạ được phủ thành. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774) nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. 

Biết tin quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân ( Huế ). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.


Kiến thức tham khảo về khởi nghĩa Tây Sơn 


1. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

- Lãnh đạo: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ- Căn cứ: ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).

- Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai)

- Đồng bào dân tộc thiểu số ủng hộ tích cực.

- Khi lực lượng mạnh, nghĩa quân mở rộng địa bàn xuống Tây Sơn hạ đạo lập căn cứ ở Kiên Mỹ (Bình Định)

- Nghĩa quân lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xoá nợ và bỏ nhiều thứ thuế cho dân.

Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?

>>> Xem thêm: Lý thuyết Sử 7: Bài 25 phần 1. Phong trào Tây Sơn


2. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

a. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

- Cuối năm 1773, quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

- Tháng 9 – 1773, nghĩa quân hạ được thành Quy Nhơn, đến năm 1774 kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

- Chúa Trịnh, phái quân đánh chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn phải rút vào Gia Định.

- Quân Tây Sơn lâm vào thế bất lợi. Năm 1775, Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh họ Nguyễn.

- Từ 1776 – 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định.

- Năm 1777, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.

Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?

b. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)

Nguyên nhân: Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

- Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.

- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.

- Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.

Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?

* Ý nghĩa:

- Đây là chiến thắng thủy chiến lừng lẫy, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.

- Trừng trị hành động bán nước của Nguyễn Ánh.

- Chứng tỏ tài quân sự của Nguyễn Huệ.

- Làm phong phú thêm kho tàng khoa học quân sự của tổ tiên.

- Đưa phong trào Tây Sơn chuyển sang giai đoạn mới.

- Nguyên nhân thắng lợi: được nhân dân ủng hộ, sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ.


3. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

a. Hạ thành Phú Xuân. Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

Giữa 1786 Nguyễn Huệ được Nguyễn Hữu Chỉnh giúp sức đánh Phú Xuân.

Tháng 6/1786 hạ thành Phú Xuân và giải phóng đất Đàng Trong.

Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”

Giữa 1786 Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lật đổ họ Trịnh, giao quyền cho vua Lê rồi vào Nam.

=> Ý nghĩa:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn.

- Xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

- Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.

b. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà

- Nguyễn Hữu Chỉnh được Nguyễn Huệ giao nhiệm vụ trấn thủ vùng Nghệ An.

- Quân Tây Sơn rút tình hình Bắc Hà rối loạn, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê dẹp các cuộc nổi loạn của con cháu nhà Trịnh → Chỉnh muốn xây dựng lực lượng riêng → mưu phản.

- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra trị tội Chỉnh nhưng sau khi diệt Chỉnh đến lượt Nhậm có mưu đồ riêng.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 thu phục Bắc Hà.

- Từ 1786 – 1788, Tây Sơn ba lần tiến quân ra Bắc lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.


4. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Nghĩa quân Tây Sơn

Câu 1: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn:

A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm.

B. Đánh bại quân xâm lược Thanh.

C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.

D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.

Câu 2: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XVIII

B. Giữa thế kỉ XVIII

C. Nửa cuối thế kỉ XVIII

D. Cuối thế kỉ XVIII

Câu 3: 

"Chiều chiều én liệng Truông Mây,

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành"

Hai câu thở trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong?

A. Khởi nghĩa nguyễn hữu cầu

B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát

C. Khởi nghĩa chàng lía

D. Khởi nghĩa Tây Sơn

Câu 4: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B. Thiết lập vương triều mới (tây sơn) tiến bộ hơn chính quyền lê-trịnh, nguyễn.

C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

D. Xóa bỏ sự chia cắt đàng trong- đàng ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Câu 5: Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?

A. Tây sơn – Bình Định

B. An Khê – Gia Lai

C. An Lão – Bình Định

D. Đèo Măng Giang – Gia Lai

icon-date
Xuất bản : 17/05/2022 - Cập nhật : 18/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads