logo

Chu trình sinh sản của ruồi

Mỗi sinh vật đều phải sinh sản để duy trì nòi giống của chúng, và mỗi loài cũng sẽ có hình thức thu thai, mang thi và sinh sản khác nhau. Phải trải qua nhiều giai đoạn và vòng đời để thực hiện thành công quá trình duy trì nòi giống. Vì vậy, hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về chu trình sinh sản của ruồi nhé!


1. Chu trình sinh sản của ruồi

Ruồi nhà có 4 giai đoạn phát triển là: trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành. Mỗi giai đoạn tồn tại ở những khoảng thời gian khác nhau. Nếu trong điều kiện lý tưởng có nhiệt độ nóng ẩm, ruồi chỉ mất từ 7-10 ngày để hoàn thành vòng đời (từ trứng đến trưởng thành).

chu trình sinh sản của ruồi

Hình ảnh trên là sơ đồ mô tả lại quá trình sinh quản của ruồi nhà trong một chu kỳ. Vậy, quá tình đó sẽ trải qua như thế nào? Đi qua những chu kỳ ra sao. Cùng tìm hiểu nào!

a. Giai đoạn trứng

Ruồi cái sau khi được thụ tinh, nó sẽ tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Đó thông thường sẽ là những bãi rác, phân hoặc các chất hữu cơ ẩm ướt trong tình trạng phân hủy.

Mỗi lần sinh sản, số lượng trứng ruồi cái đẻ ra khoảng 75-150. Trứng ruồi có màu trắng đục và dài khoảng 1.2 mm như hạt gạo. Trứng sẽ nở trong 24 giờ.

b. Giai đoạn ấu trùng

Trong vòng 1 ngày, trứng của chúng nở thành ấu trùng, thường được gọi là giòi. Giòi là con côn trùng màu trắng, không có chân và ăn trong địa điểm ruồi đẻ trứng khoảng 3-5 ngày.

Kích thước của ấu trùng khoảng 3-9 mm tùy vào thời điểm. Nó sẽ có hai lần lột da để tăng kích thước cơ thể lên cho phù hợp.

Ấu trùng có thể được nuôi với mục đích kinh doanh, dùng để làm mồi câu, thức ăn cho động vật như bò sát và chim chóc…

Trong khoảng thời gian này, giòi lột xác nhiều lần. Sau đó chúng chọn một nơi tối tăm để hóa nhộng.

Ấu trùng ruồi chủ yếu được tìm thấy trên thực vật hoặc động vật phân hủy. Nếu một con động vật chết, giòi sẽ ăn xác của chúng. Các con giòi này cũng là con mồi của nhiều loài khác, bao gồm bò sát, chim và côn trùng khác. Các loài ong bắp cày nhất định được biết đẻ trứng vào bên trong giòi. Khi các quả trứng nở, ong bắp cày non sẽ ăn giòi từ bên trong ra. Khi vào giai đoạn nhộng, ấu trùng trắng sẽ phát triển lớp vỏ ngoài màu sẫm, cứng cáp. Trong vòng vài giời sau khi chui ra từ vỏ nhộng, ruồi cái đã có thể sinh sản. Nó có khả năng đẻ tổng cộng 1000 trứng trong suốt vòng đờ

c. Giai đoạn nhộng

Để chuẩn bị cho giai đoạn thành nhộng, ấu trùng sẽ tìm nơi khô ráo và tối tăm để tiến hóa.

Lúc này ấu trùng sẽ ở trong một cái kén. Và nhộng có hình trụ, đầu tròn, dài khoảng 1,2 mm.

Ban đầu, nó sẽ có màu vàng nhạt, sau đó màu sẫm dần thành nâu đỏ. Cuối cùng nhộng sẽ trở thành màu đen khi sắp đến giai đoạn ruồi trưởng thành. Nó sẽ được phát triển thêm 6 chân, mắt kép và một cặp cánh.

Từ nhộng tiến hóa thành ruồi trưởng thành sẽ mất khoảng 2-6 ngày khi có thời tiết ấm áp, đủ độ ẩm. Nếu trời trở lạnh và khắc nghiệt hơn, quá trình này có thể lên đến 20 ngày.

d. Giai đoạn ruồi trường thành

Khi đã kết thúc quá trình nhộng, con ruồi sẽ đục lớp vỏ và chui ra ngoài. Ruồi trưởng thành có kích thước trung bình 5-8 mm. Toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi lông.

Ruồi đực mất 16 giờ để phát triển đầy đủ, còn ruồi cái thì cần đến 24 giờ để trưởng thành và chuẩn bị cho việc sinh sản.

Ruồi đực khi gặp ruồi cái, chúng sẽ bay xung quanh để truyền tín hiệu giao phối. Quá trình giao phối này có thể mất vài phút. Sau đó, ruồi cái lại tìm những nơi ẩm ướt như phân, bãi rác… để đẻ trứng và bắt đầu một vòng đời khác.

Tuổi thọ của chúng thường khoảng 15-30 ngày và tùy thuộc và nhiệt độ và điều kiện sống. Chúng sinh trưởng trong những ngôi nhà và phòng thí nghiệm với nhiệt độ ấm áp phát triển nhanh hơn và sống lâu hơn so với đồng loại trong tự nhiên.


2. So sánh quá trình sinh sản của ruồi và gián

Sự giống và khác nhau về sự sinh sản của ruồi và gián

+ Giống nhau: đẻ trứng.

+ Khác nhau: Ở ruồi: Trứng nở ra dòi (ấu trùng), dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi. Ở gián: Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.

icon-date
Xuất bản : 14/09/2022 - Cập nhật : 08/12/2022