Câu trả lời chính xác nhất: Cây đước sống được ở nước mặn vì rễ của cây đước có các bộ phận như vòi hút không khí mọc ngược lên trên, vì vậy dù nước có ngập thì chúng vẫn lấy được oxy cung cấp cho cây. Ngoài ra, cây đước là loài cây hấp thụ nước và muối khoáng có nồng độ cao nên chúng có thể sống được ở vùng ngập mặn.
Để hiểu rõ hơn về câu hỏi Tại sao cây đước sống được ở nước mặn, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây.
Đước là một loại cây gỗ lớn có chiều cao trung bình khoảng từ 10 – 20m, có những cây cao đến 30m. Cây có rất nhiều rễ chống dài, trên rễ có lỗ bì, cành cây thường sần sùi, vặn vẹo.
Lá cây có hình mác và mọc đối nhau với chiều dài khoảng 7 – 13cm, chiều rộng khoảng 4 – 6cm. Gốc lá hình nêm, đầu lá tròn hoặc tù, cuống lá mập dài khoảng 1 – 3cm, các lá kèm thường rụng sớm. Gân chính lõm xuống ở mặt trên và hằn rõ ở mặt dưới, có những chấm đen nhỏ.
Cụm hoa sẽ mọc thành hình xim phân nhánh nhiều ở ngay kẽ lá. Hoa có màu vàng kèm theo 2 lá bắc con, lá bắc hình tam giác dài. Tràng có 4 phiến dày hình mác và có lông ở mép nhị 8. 4 cánh ở trên tràng và 4 cánh trên đài, bầu bửa hạ có 2 ô.
Quả đước dài, có hình trứng còn, phần đầu quả kéo dài còn đài tồn tại. Quả có màu nâu lục nhạt, mỗi quả chứa 1 hạt. Mùa hoa quả rơi vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12.
Cây đước thường mọc trên đất bùn nhão hoặc dạng đất mới được định hình ở các cửa sông, rất giàu phù sa do nước sông chuyển từ lục địa ra, mặt khác phù sa sẽ tiếp tục được lắng đọng nhờ có hệ thực vật ven biển. Cây đước muốn trụ vững trên nền đất bùn nhão, quanh năm bị ngập bởi thủy triều thì cần phát triển hệ thống rễ chống đặc biệt.
Cây đước sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, sau 2 năm tuổi thì bắt đầu có hoa quả lứa đầu và kết quả. Quả đước dạng hình trụ dài, khi già sẽ tự rụng cắm thẳng xuống lớp bùn rồi nhanh chóng mọc rễ và nảy mầm - đây là một hình thức thích nghi cao của cây đước để tồn tại và phát triển trong điều kiện ở đất bị ngập nước.
Đước và một số loài thực vật khác đã tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt gọi là hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới, từ đó lớp bùn nhão ngày một được bồi đắp, nâng cao dần và mở rộng đất thêm ra phía biển. - quá trình này được coi là hình ảnh ban đầu của diễn thế nguyên sinh để tạo ra các thảm thực vật nhiệt đới bền vững mới trong tương lai. Bên cạnh đó rừng ngập mặn còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật như tôm, cua, cá, bò sát, chim và thú. Hiện nay việc bảo vệ và trồng rừng ngập mặn ở Việt Nam đang là một vấn đề cần được ưu tiên chú trọng lâu dài.
>>> Tham khảo: Loại cây được trồng nhiều nhất ở Châu Phi là?
Cây đước là loài thực vật quan trọng trong việc phục hồi các rừng ven biển ở nước ta, là nơi cư trú cho các loài động vật đến sinh sống. Rừng đước còn là nơi ở của các thủy sản có giá trị kinh tế cao của nước ta như cua, tôm, các loại cá, động vật đáy… Cây đước còn đặc biệt quan trọng trong việc phòng hộ của nước ta, bảo vệ bờ biển, chống xâm lấn, xói mòn các đồng bằng ven biển, cố định các bãi bồi ven biển, chống gió bão, sóng thần… Gỗ từ thân cây đước phục vụ cho đời sống của dân cư quanh vùng, làm củi chất đốt nhờ tạo được nhiệt lượng cao. Than từ gỗ đước được người dân ưa thích sử dụng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Thường được xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Gỗ từ cây đước còn xẻ làm ván, đóng đồ gia dụng như bàn ghế, giường tủ… Vỏ đước thường được dùng trong công nghiệp thuộc da, công nghệ in, nhuộm lưới…
Ngoài ra cây đước còn có một số tác dụng trong y học như:
- Vỏ đước được dùng để chữa tiêu chảy, vết thương chảy máu, tiểu tiện ra máu, viêm họng, chứng băng huyết ở phụ nữ.
- Ở Ấn Độ, phần vỏ thân của loại cây này còn được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Ở Malaysia, nước sắc tử vỏ thân và lá của cây được sẽ được dùng cho phụ nữ uống khi sinh đẻ. Đồng thời nước sắc rễ còn dùng cho trẻ sơ sinh uống.
- Dịch chiết từ rễ đước dùng thí nghiệm với các bào tử của nấm Penicillium cho thấy nó có tác dụng kháng nấm tương đối rõ rệt.
- Ngoài ra, chồi non của cây còn được dùng làm rau ăn còn nước ép từ quả đước lại được cho là có thể dùng để chế rượu vang nhẹ.
>>> Tham khảo: Cho biết bộ phận nào của cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống?
Cây đước sống được ở nước mặn vì:
- Rễ của cây đước có các bộ phận như vòi hút không khí mọc ngược lên trên, vì vậy dù nước có ngập thì chúng vẫn lấy được oxy cung cấp cho cây.
- Ngoài ra, cây đước là loài cây hấp thụ nước và muối khoáng có nồng độ cao nên chúng có thể sống được ở vùng ngập mặn.
---------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Tại sao cây đước sống được ở nước mặn và một số kiên thức liên quan đến cây đước. Chung tôi hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn, chúc các bạn học tốt.