logo

Chu trình sản xuất khí sinh học như thế nào?

icon_facebook

Câu hỏi: Chu trình sản xuất khí sinh học như thế nào?

Lời giải:

Chu trình sản xuất khí sinh học được mô tả như hình vẽ:

Chu trình sản xuất khí sinh học như thế nào?

- Năng lượng sinh học bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi sinh khối, là các chất hữu cơ dễ phân hủy có nguồn gốc từ thực vật, động vật.

- Nhiên liệu sinh học thu được nhờ chuyển hóa sinh khối nhiên liệu ở dạng lỏng hoặc khí.

* Tìm hiểu về khí sinh học

Khí sinh học là một loại khí hữu cơ gồm chủ yếu là khí metal (CH4), một số H2S, khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước, được tạo ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải nông nghiệp, chủ yếu là cellulose, tạo thành sản phẩm ở dạng khí. Khí sinh học là nguồn năng lượng tái tạo sạch, dễ dàng kiểm soát từ chất thải hữu cơ, có thể thay thế củi đun và nhiên liệu hóa thạch như khí gas tự nhiên trong nhiều trường hợp.

Cũng như quá trình tạo ra khí sinh học, quá trình phân hủy yếm khí cũng làm giảm nồng độ tác nhân gây bệnh và tạo ra nhiều chất dinh dưỡng thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện năng suất cây trồng.

Chu trình sản xuất khí sinh học như thế nào?

Cấu tạo của thiết bị khí sinh học

Trong thực tế hầu hết các thiết bị KSH được áp dụng ở những dạng thiết bị đơn giản, hoạt động theo chế độ nạp nguyên liệu bổ sung thường xuyên hàng ngày. Các thiết bị này có 5 bộ phận như sau:

1. Bộ phận phân huỷ: là nơi chứa nguyên liệu đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho quá trình phần huỷ kỵ khí sinh ra. Đây là bộ phận chủ yếu của thiết bị.

2. Bộ phận chứa khí: khí sinh ra từ bộ phận phân huỷ được thu và chứa ở đây. Yêu cầu cơ bản của bộ phận chứa khí là phải kín khí.

3. Lối vào: Là nơi nạp nguyên liệu bổ sung vào bộ phận phân huỷ.

4. Lối ra: Nguyên liệu sau khi phân huỷ được lấy ra qua đây để nhường chổ cho nguyên liệu

Lợi ích của khí sinh học

Phân tích thực tế, các chuyên gia đã nhận định khí sinh học đem lại những lợi ích thiết thực cho người sử dụng. Cụ thể như: 

- Tạo nguồn khí đốt sử dụng để đun nấu tiện lợi và sạch sẽ.  

- Sử dụng khí sinh học để thắp sáng. 

- Sử dụng khí sinh học để chạy máy phát điện. 

- Dùng nước xả và phân từ hầm khí sinh học làm phân hữu cơ cho cây trồng. 

- Nước xả từ hầm khí sinh học làm thức ăn bổ sung cho cá. 

- Theo nghiên cứu của dự án LCASP thì tiết kiệm chi phí thức ăn cho cá giống: Cụ thể, 6,25 triệu đồng/ha/3 tháng nuôi; tăng năng suất rô phi đơn tính 14%. 

- Nước xả từ hầm khí sinh học làm thức ăn bổ sung cho lợn.

>>> Tham khảo: Tại sao các nhà máy thủy điện chủ yếu được xây dựng ở miền núi?

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads