logo

[Chân trời sáng tạo] Giải Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

Hướng dẫn Giải Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.


A. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài


I. Điều kiện tự nhiên

Câu 1: Sông Nin đem lại những thuận lợi gì cho người Ai Cập

Trả lời:

Vai trò của sông Nin:

- Mang đến nguồn nước, nguồn lương thực dồi dào cho Ai Cập cổ đại

- Là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng

Câu 2: Quan sát lược đồ 6.1 và hình 6.3 em hãy cho biết chữ nào trong hai chữ tượng hình dưới đây dùng để diễn tả hoạt động đi thuyền từ thượng Ai Cập xuống hạ Ai Cập?

[Chân trời sáng tạo] Giải Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại (ảnh 1)

Trả lời

- Chữ tượng hình 1 diễn tả hoạt động di chuyển từ Thượng Ai Cập đến Hạ Ai Cập vì dòng chảy sông Nin từ Nam đến Bắc – từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và đổ ra Địa Trung Hải. Như vậy, thuyền đi xuôi dòng, dùng sức nước, không cần dùng buồm.

- Chữ tượng hình 2 diễn tả hoạt động đi từ Hạ Ai Cập đến Thượng Ai Cập vì hướng gió thổi trên sông Nin là từ Bắc đến Nam, gió thổi từ Địa Trung Hải vào, thuyền sẽ căng buồm để lợi dụng sức gió. Nếu thuyền không căng buồm sẽ đi ngược dòng chảy, làm việc đi lại trở nên khó khăn.


II. Qúa trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại

Câu 2: Dựa vào hình 6.4 và thông tin ở phần 2 em hãy:

Trình bày quá trình thành lập nhà nước Ai Cập

Qúa trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng chiến tranh được thể hiện qua những chi tiết nào trên phiến đá Na- mơ?

Trả lời:

Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập: 

- Mới đầu họ chỉ là những thổ dân của châu Phi kết hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào vùng lưu vực sông Nin, sống theo từng công xã ( Nôm)

- Đếm khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ  theo huyền thoại đã thống nhất các Nôm lại thành một vương quốc=> Ai Cập ra đời

- Qúa trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng chiến tranh được thể hiện qua những chi tiết  trên phiến đá Na- mơ như:

   Hình ảnh vua Na mơ đội cả hai vương miện, tay cầm quyền trượng được vạn người tôn kính nâng nên như tựa một bị thần và hình ảnh chiến đấu bằng cả vũ khí, con người và cả động vật giao đấu với nhau.


III. Những thành tự văn hóa tiêu biểu

Câu 1: Trong các thành tự văn hóa của người Ai Cập, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Tại sao?

Trả lời:

- Em ấn tượng nhất với nghệ thuật điêu khắc của cư dân Ai cập cổ đại, thông qua hình ảnh Tượng Nhân sư (hình 7) canh giữ kim tự tháp Kê-ốp.

- Giới thiệu về Tượng Nhân sư:

+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nile của Ai Cập. 

+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m. 

+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư (có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử) tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.

=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.

Câu 2: Tại sao hình học lại phát triển ở Ai Cập cổ đại

Trả lời:

   Hình học phát triển ở Ai Cập là do người dân cần đo đạc lại diện tích mỗi khi nước sông Nin dâng cao làm ranh giới giữa các thửa nước xóa nhòa sau khi nước rút


B. Hướng dẫn trả lời câu hỏi luyện tập - vận dụng


I. Luyện tập

Câu 1. Em hiểu thế nào về câu nói của sử gia Hy lạp cổ đại Hê-rô-đốt :" Ai Cập là quà tặng của sông Nin"

Trả lời:

- Câu nói của sử gia Hy Lạp cổ đại hê-rô-đốt (Herodotus): “Ai Cập là quà tặng của sông Nin” được hiểu là: sông Nin tạo nên Ai Cập dâng tặng cho con người. Những “tặng phẩm” mà sông Nin đem đến cho cư dân Ai Cập là:

+ Sông Nin bồi đắp phù sa => hình thành nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu.

+ Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.

+ Sông Nin là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng/ miền ở Ai Cập.

+ Sự đa dạng sinh vật do sông Nin đem lại (thủy sản, chim,…) góp phần cải thiện cuộc sống của cư dân Ai Cập.

Câu 2. Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại dựa trên cơ sở?

Trả lời:

Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại dựa trên cơ sở:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi: 

- Những con sông này cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất. Hằng năm mùa lũ, các sông bồi đắp phù sa phục vụ sản xuất.

- Ngoài ra, đây còn là con đường giao thông chính kết nối các vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế Ai Cập

Xã hội, con người:

- Mới đầu họ chỉ là những thổ dân của châu Phi kết hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào vùng lưu vực sông Nin, sống theo từng công xã ( Nôm)

- Đếm khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ  theo huyền thoại đã thống nhất các Nôm lại thành một vương quốc => Ai Cập ra đời

Câu 3. Hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫy bên cạnh về các thành tựu văn hóa tiêu biểu mà người Ai Cập cổ đại đống góp cho văn minh nhân loại

[Chân trời sáng tạo] Giải Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại (ảnh 2)

Trả lời:

[Chân trời sáng tạo] Giải Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại (ảnh 2)
icon-date
Xuất bản : 24/08/2021 - Cập nhật : 01/09/2021