logo

Câu tục ngữ "Hứa hươu hứa vượn" nói đến điều gì

Câu hỏi: Câu tục ngữ “Hứa hươu hứa vượn” nói đến điều gì

Trả lời:

 Hứa hươu hứa vượn: hứa rất nhiều nhưng không thực hiện lời hứa.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tham khảo một số câu thành ngữ hay nhé!

1. Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm xúc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

2. Phân loại thành ngữ: 

Thành ngữ có thể được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí, tùy thuộc mục đích nghiên cứu tìm hiểu, giải nghĩa

Theo nguồn gốc có thể chia thành hai loại là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán. 

Ví dụ: thành ngữ thuần Việt như Ăn xổi ở thì, buôn thúng bán mẹt..., thành ngữ Hán Việt như thâm căn cố đế, đồng bệnh tương liên...

 

Theo thủ pháp tu từ được sử dụng có thể chia thành loại so sánh ví dụ như “nhát như thỏ đế”, “cắn cảu như chó cắn ma”,..  ẩn dụ như “ruột để ngoài da”, “rán sành ra mỡ”,…đối ngẫu như “cao chạy xa bay”, “lên bờ xuống ruộng”,..

Theo số lượng từ có thể phân loại thành loại 3 chữ như khỏe như vâm, thẳng ruột ngựa, loại 4 chữ như “một nắng hai sương”, “đá thúng đụng nia”, loại năm chữ như “vắt cổ chảy ra nước”, “dùi đục chấm mắm cáy”,…

3. Một số thành ngữ hay

3.1. Giao trứng cho ác

Ý nghĩa: Trong cuộc sống của chúng ta thường có rất nhiều người cả tin. Họ đã không để phòng và có những lúc gửi gắm niềm tin của mình vào những kẻ xấu. Những người luôn thèm khát và tìm cách để chiếm đoạt những thứ không thuộc về mình.

3.2. Lòng vả cũng như lòng sung

Ý nghĩa: Câu truyền miệng “Lòng vả cũng như lòng sung” ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chê người mà không xét mình.

3.3. Há miệng chờ sung

Ý nghĩa: Với câu thành ngữ Việt Nam ”Há miệng chờ sung”, ông cha ta muốn lên án và đả kích đến những kẻ lười biếng không chịu nỗ lực làm việc. Họ chỉ thích ăn chực ăn nằm chờ vận may đến với mình.

3.4. Ông chẳng bà chuộc

Ý nghĩa: Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.

3.5. Đa nghi như Tào Tháo

Ý nghĩa: Ở nước Trung Hoa thời Tam Quốc có viên quan Thừa tướng nổi tiếng đa nghi họ Tào, tên Tháo. Hắn đa nghi đến mức không tin bất kì ai trên dời dù người đó là tướng có tài hay người lính đã hết lòng phục vụ và bảo vệ hắn.

3.6. Thân lừa ưa nặng

Ý nghĩa: Lừa cũng có ích như ngựa, người ta dùng để chở hàng hoặc cưỡi. Đặc điểm của lừa là khi trên lưng không thồ hàng hoặc thồ quá nhẹ thì quất thế nào cũng cứ ỳ ra. Thành thử người ta phải chất lên lưng lừa hàng nặng hoặc cưỡi lên thì lừa ta mới chịu cất bước. Từ đặc điểm trên, người ta suy ra với nghĩa bóng ám chỉ người nào đó không chịu nghe lời nói nhẹ nhàng, chỉ khi nặng lời hoặc dùng roi vọt, vũ lực mới nghe theo.

4. So sánh thành ngữ với tục ngữ

* Về nội dung: Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một sự phê phán, một kinh nghiệm, một tâm lí, một phong tục tập quán, một chân lí phổ biến. Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm nhằm giáo dục khuyên răn, hướng dẫn con người trong quan hệ tự nhiên, xã hội và tư duy, là hiện tượng rõ nét về ý thức xã hội.
Do nội dung mà không ít tục ngữ sâu sắc, có lúc mang tính triết lí, phải trải kinh nghiệm sống, hiểu biết thưc tiễn hoặc phải nghiên cứu chu đáo mới hiểu hết nội dung của nó.
Thành ngữ, riêng nó, không diẽn đạt một ý trọn vẹn mặc dù các khía cạnh của nó có những sắc thái phong phú trong kết hợp với các ý khác. Do nội dung mà thành ngữ nói chung dễ hiểu.

* Về hình thức: Tục ngữ thường là câu nói ngắn gọn, có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu( Cũng có câu tục ngữ được đúc kết dưới hình lục bát làm cho ta lẫn lộn tục ngữ với ca dao) Nói chung tục ngữ không cần văn vẻ

* Về ngữ pháp: Tục ngữ là một câu, một mệnh đề hoàn chỉnh. Ta nói: một câu tục ngữ là vì vậy. Thành ngữ là hiện tượng, hình thức phát triển của từ ngữ, là từ ghép, từ láy, là cụm cấu tạo thành lời nói hay, văn vẻ màu mè... Thành ngữ là một hiện tượng ngữ ngôn. Ta nói thành ngữ ( chứ không bao giờ nói “ câu thành ngữ”- như có nhà nghiên cứu đã nhầm). Điều này phân biệt tục ngữ và thành ngữ về mặt ngữ pháp.

icon-date
Xuất bản : 05/01/2022 - Cập nhật : 05/01/2022

Tham khảo các bài học khác