logo

Biện pháp tu từ gì được dùng ở nhan đề Cuộc chia tay của những con búp bê

Câu hỏi: Biện pháp tu từ gì được dùng ở nhan đề: Cuộc chia tay của những con búp bê?

Trả lời: 

Biện pháp tu từ của nhan đề: nhân hóa

Cùng Top lời giải tìm hiểu về biện pháp tu từ này nhé !

1. Định nghĩa phép nhân hóa

Phép tu từ nhân hóa là cách gọi hoặc miêu tả con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người. Làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn. 

2. Tác dụng phép nhân hóa 

- Biện pháp nhân hóa làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên, động vật hơn.

- Nó biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên.

3. Phân loại các phép nhân hóa

Có 4 loại nhân hóa chính gồm:

a – Phép nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật: 

Hình thức này là một trong những hình thức phổ biến của biện pháp nhân hóa. Trong các bài văn, các con vật thường được gọi bằng các đại từ chỉ người như: ông, chú, anh, chị,…Cách gọi này làm cho sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn rất nhiều. Các dạng bài xoay quanh cách nhân hóa này thường xuất hiện nhiều trong các đề thi tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học.

Biện pháp tu từ gì được dùng ở nhan đề Cuộc chia tay của những con búp bê

Ví dụ: Ông mặt trời, chú dế mèn, chị sáo sậu.

b – Trò chuyện xưng hô với đồ vật, con vật như con người

Cách xưng hô với vật như với con người là một trong những hình thức của phép nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ: Em cún ơi! Chị thương em lắm

c – Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật.

Cách thức nhân hóa này mang lại hiệu quả nghệ thuật khá cao, tạo nên nhiều tầng nghĩa, gợi hình, gợi cảnh và khiến các sự vật trở nên sống động hơn rất nhiều, làm cho lời văn, ý thơ tạo được ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

Ở kiểu nhân hóa này, người ta lại chia thành 4 kiểu như sau: tả hành động, tả tâm trạng, tả ngoại hình và diễn tả tính cách.

Ví dụ: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai.

Từ “ uốn mình” của dòng sông được nhân hóa như một hoạt động của con người.

d – Vật tự xưng là người

- Ví dụ: Tớ là chiếc xe lu.

e – Ví dụ phép nhân hóa

+) Ví dụ về nhân hóa trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ : 

Núi cao chi lắm núi ơi – Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

Phép nhân hóa sử dụng “ngọn núi” để nói về mối tình chênh lệch giàu nghèo.

+) Ví dụ về nhân hóa trong thơ ca

Ví dụ : 

Cậu mèo đã dậy từ lâu. 

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

Mụ gà cục tác như điên.

Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi.

Tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên gồm: Cậu mèo, Mụ gà, thằng gà trống.

+) Ví dụ phép nhân hóa trong truyện ngắn, tiểu thuyết.

“Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”

 (Trích tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).

Phép nhân hóa cây xà nu như một cơ thể người cường tráng, cành lá như lông chim.

4. Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa 

Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, các em cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.

Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó.

- Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.

- Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.

icon-date
Xuất bản : 03/01/2022 - Cập nhật : 07/01/2022

Tham khảo các bài học khác