logo

Cấu trúc protein có thể bị biến tính bởi?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Cấu trúc protein có thể bị biến tính bởi?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Cấu trúc protein có thể bị biến tính bởi?

A. Liên kết phân cực của các phân tử nước

B. Sự có mặt của khí CO2

C. Nhiệt độ

D. Sự có mặt của khí O2

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Nhiệt độ

Khi gặp nhiệt độ cao thì protein có thể bị đông tụ lại, các liên kết trong phân tử bị thay đổi.


Kiến thức tham khảo về Protein 


1. Protein là gì?

Protein là gì? Protein (đạm) chính là các phân tử sinh học hoặc đại phân tử chứa một hay nhiều mạch những acid amin, liên kết cùng nhau nhờ liên kết peptid. Trình tự những acid amin khác nhau sẽ mang đến các protein khác nhau. Những nucleotide của gen sẽ quy định trình tự này. Có khoảng 20 acid amin trong tự nhiên, trong đó có 9 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tạo ra được cần phải cung cấp từ bên ngoài, 11 loại còn lại là acid amin không thiết yếu và cơ thể có khả năng tự tổng hợp được.

Khi được tạo ra, từng loại protein chỉ có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, có loại tồn tại vài năm nhưng có loại chỉ tồn tại vài phút. Sau đó chúng sẽ bị thoái hóa và nhờ bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein mà được tái sinh. Trong tế bào, protein chiếm đến 50% khối lượng thô. Protein chính là thành thiết yếu để cơ thể cấu trúc và hình thành, duy trì cùng tái tạo, đo đó bạn cần cung cấp protein qua chế độ ăn uống hàng ngày. Cơ thể nếu bị thiếu protein có thể tạo thành các hậu quả nghiêm trọng như chậm lớn, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng khiến dễ bệnh tật, ốm đau.


2. Vai trò 

[ĐÚNG NHẤT] Cấu trúc protein có thể bị biến tính bởi?

a) Protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống

- Protein cấu trúc nên khung tế bào, tạo các khung đỡ giúp duy trì hình dáng tế bào.

- Là thành phần thiết yếu của cơ thể sinh vật, tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào. Protein là thành phần quan trọng của nhân tế bào, chất gian bào, duy trì và phát triển mô.

- Là enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa, quá trình trao đổi chất.

- Quá trình phát triển của cơ thể, từ việc hình thành cơ, đổi mới phát triển của tế bào, phân chia tế bào đều gắn liền với quá trình tổng hợp protein.

b) Protein tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng

Phần lớn các chất vận chuyển các chất dinh dưỡng là protein. Protein vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức căn vào máu, từ máu vận chuyển đến các mô, qua màng tế bào. Hemoglobin có trong hồng cầu là một protein có vai trò vận chuyển oxy lấy từ phổi cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.

c) Protein có vai trò bảo vệ cơ thể

- Các tế bào bạch cầu có thành phần chính là protein, có nhiệm vụ chống lại các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể.

- Hệ thống miễn dịch sản xuất các protein gọi là các interferon giúp chống lại virut, các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Nếu quá trình tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm thì khả năng bảo vệ cơ thể cũng yếu đi.

d) Protein điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH trong cơ thể:

- Protein có vai trò như chất đệm, giúp cân bằng pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion.

- Protein kéo nước từ tế bào và các mạch máu, giúp điều hòa nước trong cơ thể. Khi lượng protein trong máu thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm sẽ xảy ra hiện tượng phù nề.

e) Protein tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể:

- Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm 10-15% năng lượng của khẩu phần ăn. Protein là yếu tố chiếm nhiều sau nước, chiếm 50% trọng lượng thô ở người trưởng thành.


 3. Tác hại 

a) Tăng cân

Dù sở hữu một chế độ ăn giàu protein có thể giúp bạn giảm cân. Nhưng đó chỉ là khi bạn không ăn vượt qua hàm lượng cho phép. Còn nếu nạp nhiều đạm đến mức dư thừa thì bạn sẽ rất dễ tăng cân. Protein dư thừa sẽ được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo.

Khi bạn nạp nhiều protein, cũng đồng nghĩa với việc bạn nạp thêm calo, dẫn đến tăng cân theo thời gian. Và quan trọng nhất, dù bạn có nạp protein bao nhiêu nhưng không kết hợp tập luyện thì cũng bằng thừa. Thừa cân thừa mỡ là chuyện hiển nhiên.

b) Hôi miệng

Ăn một lượng lớn protein có thể gây ra hôi miệng. Đặc biệt là nếu bạn hạn chế lượng carbohydrate trong các độ ăn kiêng. Trong một thí nghiệm thì 40% người tham gia báo cáo rằng họ bị tình trạng hôi miệng. 

Như vậy bạn đã biết các chế độ ăn nhiều đạm có tác hại gì rồi. Nhưng nếu bạn đang trong chế độ ăn Low-carb để giảm cân thì làm sao? Đánh răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa, nhau kẹo cao su và uống nhiều nước. Tuy nhiên bạn không nên Low carb trong thời gian dài nhé.

c) Táo bón

Lí do bạn ăn quá nhiều protein mà giảm đi lượng carbohydrate. Carb chính là nguồn cung cấp chất xơ chính cho cơ thể. Thiếu hụt chất xơ khiến hệ tiêu hóa làm việc không trơn tru, hiệu quả nên dễ dẫn đến táo bón.

icon-date
Xuất bản : 19/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022