logo

4 bậc cấu trúc của protein

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “4 bậc cấu trúc của protein” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn……


4 bậc cấu trúc của protein

- Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:

+ Cấu trúc bậc 1 (Primary structure): Là trình tự axit amin → phân tử protein là 1 chuỗi polyamide

+ Cấu trúc bậc 2 (Secondary structure): Thường xuyên lặp lại cấu trúc cục bộ được ổn định bởi các liên kết hydro. Các ví dụ phổ biến nhất là xoắn α, tấm β và các vòng xoắn. Bởi vì cấu trúc bậc hai là cục bộ, nhiều vùng có cấu trúc bậc hai khác nhau có thể có mặt trong cùng một phân tử protein.

+ Cấu trúc bậc 3 (Tertiary structure): Hình dạng tổng thể của một phân tử protein đơn lẻ; mối quan hệ không gian của các cấu trúc thứ cấp với nhau. Cấu trúc bậc ba thường được ổn định bởi các tương tác phi địa phương, phổ biến nhất là sự hình thành lõi kỵ nước, nhưng cũng thông qua các cầu nối muối, liên kết hydro, liên kết disulfua, và thậm chí cả các biến đổi sau vận chuyển. Thuật ngữ "cấu trúc bậc ba" thường được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ gấp. Cấu trúc bậc ba là những gì kiểm soát chức năng cơ bản của protein.

+ Cấu trúc bậc 4 (Quaternary structure): Cấu trúc được hình thành bởi một số phân tử protein (chuỗi polypeptit), thường được gọi là tiểu đơn vị protein trong bối cảnh này, có chức năng như một phức hợp protein đơn lẻ.


Kiến thức tham khảo về Protein


1. Protein là gì?

Protein hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau, trình tự này do các nucleotide của gen quy định. Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.

4 bậc cấu trúc của protein

Mỗi loại protein sau khi được tạo ra, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, có loại chỉ tồn tại vài phút, có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein. Do protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào, là thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể nên cơ thể cần bổ sung protein qua chế độ ăn hàng ngày. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay ốm đau, bệnh tật do sức đề kháng giảm.


2. Cấu tạo của Protein

Protein được tạo thành từ hàng trăm hoặc hàng nghìn đơn vị nhỏ hơn được gọi là axit amin, chúng được gắn với nhau thành chuỗi dài.

Có 20 loại axit amin khác nhau có thể được kết hợp để tạo ra một loại protein.

Do cơ thể chúng ta không dự trữ axit amin, các axit amin có thể hình thành theo 2 cách khác nhau: Sinh tổng hợp từ đầu; hoặc là chuyển hóa từ các dạng axit khác.

Trong những axit amin này, có 9 loại được coi là axit amin thiết yếu và chỉ được hấp thụ vào cơ thể bằng cách bổ sung qua nguồn thức ăn: Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan, và Valine.

Protein được lắp ráp từ các axit amin bằng cách sử dụng thông tin được mã hóa trong gen. Mỗi protein có trình tự axit amin duy nhất được quy định bởi trình tự nucleotit của gen mã hóa protein này.

Mã di truyền là một bộ ba nucleotide được gọi là codon và mỗi tổ hợp ba nucleotide chỉ định một axit amin, ví dụ AUG (adenine - uracil - guanine) là mã cho methionine. Vì ADN chứa bốn nucleotide nên tổng số codon có thể có là 64; do đó, có một số lượng dư thừa trong mã di truyền. Chính vì vậy, một số axit amin được mã hóa bởi nhiều hơn một codon.

Trình tự các axit amin xác định cấu trúc 3 chiều đặc trưng riêng biệt của mỗi protein và chức năng cụ thể của nó. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau, trình tự này do các nucleotide của gen quy định.


3. Chức năng của Protein

Protein có vai trò dinh dưỡng đặc biệt với con người. Hãy cùng chúng tôi điểm qua các tác dụng của protein trong cơ thể:

Duy trì các tế bào, mô cơ của cơ thể

Đây là tác dụng quan trọng nhất của chất đạm . Chúng không chỉ xây dựng cấu trúc cơ thể, mà còn duy trì chúng xuyên suốt vòng đời. Protein có nhiều dạng như:

- Keratin: Cấu trúc của tóc, móng, da.

- Collagen: Cấu trúc da, xương, gân,…

- Elastin: Tính đàn hồ cao, có trong các động mạnh, phổi, tử cung,…

Đối với những vận động viên, hay những người tập gym, chất đạm có vai trò quan trọng. Vì chất đạm là thành phần chính để hình thành cơ bắp. Và giúp cơ bắp chắc khỏe hơn.

Bạn nên sử dụng protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Vì mỗi loại thực phẩm một số loại acid amin để tổng hợp nên protein.

Truyền thông tin

Như đã biết, protein là chất cấu tạo nên nhiều chất trong cơ thể. Nổi bật nhất có thể kể đến các hormone. Hormon được tạo ra bởi các tuyến nội tiết. Các tuyến này tiết hormone và nhờ máu vận chuyển tới các cơ quan đích

Một số hormone quan trọng có nguồn gốc từ chất đạm:

- Insulin: Hormone báo hiệu khi glucose hay đường được hấp thu vào tế bào

- HGH (hormone tăng trưởng ở con người): đây là hormone kích thích sự tăng trưởng của các mô và xương.

- Glucagon: Báo hiệu khi glucose dự trữ phân hủy trong gan.

Protein ảnh hưởng tới sự giải phóng hormone. Ví dụ như giảm hormone tạo cảm giác đói Ghrelin, giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời tăng hormon no PYY và GLP - 1.

Tăng sức đề kháng

Chất đạm cũng là cơ sở để cơ thể hình thành kháng thể và các các globulin miễn dịch. Từ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động trở nên hiệu quả hơn. Kháng thể là một loại protein ngăn cản vi khuẩn, virus,… Chúng có mặt trong máu, và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Khi tuổi càng nhiều hơn, năng lượng tiêu thụ (calo) là một vấn đề đáng được lưu tâm.

icon-date
Xuất bản : 11/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022