logo

Câu hỏi Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là gì?

Câu hỏi: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là

A. CaO

B. K2O

C. Na2O

D. CuO

Lời giải :

Đáp án đúng: D. CuO

Oxit dễ bị Hkhử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là CuO

Giải thích:

Dùng H2, CO, C hoặc Al để khử các ion kim loại có trong các hợp chất ở nhiệt độ cao là phương pháp nhiệt luyện.

Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...

Na, Ca, K là nhưng kim loại mạnh nên không được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

Câu hỏi Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là gì?

Cùng Top lời giải ôn lại kiến thức liên quan đến đồng nhé!!!


I. Tìm hiểu chung về Đồng

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn - Cấu tạo nguyên tử

- Cấu hình e nguyên tử: 29Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1 ⇔⌊Ar⌋ 3d104s1

 - Vị trí: ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB.

- Cấu hình e của các ion:

Cu+ : 1s22s22p63s23p63d10

Cu2+: 1s22s22p63s23p63d9

2. Tính chất vật lý

Đồng là kim loại màu đỏ, có khối lượng riêng lớn (D = 8,98 g/cm3), nóng chảy ở 1083oC. Đồng tinh khiết tương đối mềm, dễ kéo dài và dát mỏng. Đồng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ kém bạc và hơn hẳn các kim loại khác.

3. Tính chất hóa học của đồng

Đồng có tính khử yếu:

Cu → Cu2+ + 2e

* Tác dụng với phi kim

- Ở nhiệt độ thường, đồng có thể tác dụng với clo, brom nhưng tác dụng rất yếu với oxi tạo thành màng oxit.

- Khi đun nóng, đồng tác dụng được với một số phi kim như oxi, lưu huỳnh nhưng không tác dụng được với hiđro, nitơ và cacbon.

  • Với oxi tạo màng CuO bảo vệ:

2Cu + O2 → 2CuO   ở 800 – 1000 độ C:

CuO + Cu → Cu2O

  • Với clo:

Cu + Cl2 → CuCl2

  • Với lưu huỳnh:

Cu + S → CuS

* Tác dụng với axit

Trong dãy điện hóa của kim loại, Cu đứng sau H và trước Ag. Đồng không khử được nước và ion H+ trong các dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Với các dung dịch H2SO4 đặc, nóng và HNO3, đồng khử 

Câu hỏi Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là gì? (ảnh 2)

 

 

 

- Với các axit không có tính oxi hoá mạnh (HCl, H2SO4 loãng)

+ Cu không phản ứng với các axit không có tính oxi hoá mạnh.

+ Khi có O2, phản ứng lại xảy ra:

2Cu + 4H+ + O→ 2Cu2+ + 2H2O

- Với các axit có tính oxi hoá mạnh (HNO3 và H2SO4 đặc nóng)

Cu + 2H2SO4(đ) → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)+ 2NO2 + 2H2O

* Tác dụng với dung dịch muối

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Cu + 2Fe3  → Cu2++ 2Fe2+

  • Chú ý với muối nitrat trong môi trường axit:

3Cu + 8H++ 2NO3→ 3Cu2++ 2NO + 4H2O


II. Một số hợp chất của Đồng

1.Đồng (II) oxit: CuO

- Định nghĩa: Đồng (II) oxit là một oxit bazơ của đồng, khá phổ biến, tạo bởi Cu (II) với nguyên tố oxi.

- Công thức phân tử: CuO.

- Công thức cấu tạo: Cu=O.

- Tính chất vật lí: Là chất rắn, có màu đen, không tan trong nước, nóng chảy ở 1148 độ C.

- Nhận biết: Dẫn khí H2 dư qua bột oxit đồng có màu đen, đun nóng, sau một thời gian thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ (Cu).

Câu hỏi Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là gì? (ảnh 3)

 

 

 

2Cu(NO3)2  → 2CuO  + 4NO2  + O2

CuCO3. Cu(OH)2 →2CuO + CO2 + H2O

Cu(OH)2 → CuO  + H2O

-  CuO có tính oxi hoá:

CuO  + CO  → Cu  + CO2

3CuO + 2NH3 → N2  +  3Cu + 3H2O

2. Đồng (II) hidroxit: Cu(OH)2

- Định nghĩa: Đồng(II) hiđrôxit là một hợp chất có công thức hóa học là Cu(OH)2. Nó là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit, amoniac đặc và chỉ tan trong dung dịch NaOH 40% khi đun nóng.

- Công thức phân tử: Cu(OH)2

- Công thức cấu tạo: HO – Cu- OH

- Tính chất vật lí: Là chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước.

- Nhận biết: Hòa tan vào dung dịch axit HCl, thấy chất rắn tan dần, cho dung dịch có màu xanh lam.

Cu(OH)+ 2HCl→ CuCl2 + 2H2O

CuSO4  + 2NaOH → Cu(OH)2  + Na2SO4

Cu(OH)2 không tan trong nước, tan trong axit.

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O

- Cu(OH)2 dễ tan trong dung dịch NHtạo dung dịch màu xanh thẩm gọi là nước Svayde.

Cu(OH)+ 4NH3 →[Cu(NH3)4](OH)2

icon-date
Xuất bản : 11/11/2021 - Cập nhật : 12/11/2021