logo

Cáo chết ba năm quay đầu về núi nghĩa là gì Tiếng Việt lớp 5

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất:

Cáo chết ba năm quay đầu về núi được hiểu theo 2 nghĩa:

- Nghĩa đen: câu tục ngữ này có nghĩa là con cáo trước khi chết sẽ tìm cách quay về quê hương rồi mới chết đi, cho dù có bị chết dọc đường thì đầu của nó cũng luôn hướng về núi (tức quê hương) của mình.

- Nghĩa bóng: câu nói nhắc đến những người con xa quê dù con người có đi đâu xa làm gì chăng nữa, dù đã đạt được thành công hay không thì cuối cùng đều mong muốn trở về với nơi chôn nhau cắt rốn, về với nơi gọi là quê hương.

Câu thành ngữ Cáo chết ba năm quay đầu về núi còn răn dạy chúng ta không được quên đi cội nguồn của bản thân mình.

Để hiểu rõ hơn về câu thành ngữ Cáo chết ba năm quay đầu về núi, Toploigiai mời bạn theo dõi nội dung dưới đây


1. Nguồn gốc của câu Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Về nguồn dốc của câu nói này thì đọc giả Việt Nam vẫn có nhiều tranh cãi, xuất phát từ 2 nguồn gốc như sau:

Giả thuyết thứ nhất cho rằng câu thành ngữ này có nguồn gốc từ một điển tích của Trung Quốc là “Hồ tử thú khâu” (trong đó hồ là hồ ly tức chỉ cáo, tử là chết, thú hoặc thủ là đầu, khâu là gò là nơi có hang cáo). 

Sở dĩ cho rằng như vậy là bởi vì Thiên “Thuyết lâm” trong sách Hoài Nam Tử có câu “Điểu phi phản hương, thố tẩu quy quật, hồ tử thú khâu” (Chim bay về quê, thỏ chạy về hang, cáo chết hướng gò). Truyện Khấu Vinh trong Hậu Hán thư có câu “Bất thắng hồ tử thú khâu chi tình” (Không bằng cái tình của con cáo chết mà (còn biết) hướng về gò).

Với những văn liệu đã thấy, ta khó có thể nói rằng câu “Cáo chết ba năm quay đầu về núi” không phải do tích Tàu, sách Tàu mà ra. Có điều là tiền nhân của người Việt đã thêm mắm thêm muối nên làm cho câu thành ngữ càng khó hiểu với hai tiếng “ba năm”. “Hồ tử thú khâu” thì dịch thành “Cáo chết hướng (về) gò” là đủ rồi. Sao phải thêm “ba năm”? “Ba năm” là làm sao? Ba năm thì đã thịt nát xương tan tuyệt tích rồi còn đâu. Mà đây là lấy chuyện thực tế để ví von chứ đâu có phải chuyện vô hình, siêu nhiên mà hòng đem chuyện hồn của con cáo đã chết ra nói! Lại nữa, “khâu” cũng đâu phải là “núi” mà là “gò” và chỉ là một hoán dụ để chỉ cái hang của con cáo mà thôi. Câu thành ngữ này dùng để chỉ những người yêu quê hương, không phải là những kẻ vong bản, những người tuy sống ở tha phương nhưng muốn lúc chết thì được chôn ở quê nhà.

Cáo chết ba năm quay đầu về núi nghĩa là gì Tiếng Việt lớp 5

2. Cáo chết ba năm quay đầu về núi nghĩa là gì Tiếng Việt lớp 5

Cáo chết ba năm quay đầu về núi được hiểu theo 2 nghĩa:

- Nghĩa đen: câu tục ngữ này có nghĩa là con cáo trước khi chết sẽ tìm cách quay về quê hương rồi mới chết đi, cho dù có bị chết dọc đường thì đầu của nó cũng luôn hướng về núi (tức quê hương) của mình.

- Nghĩa bóng: câu nói nhắc đến những người con xa quê dù con người có đi đâu xa làm gì chăng nữa, dù đã đạt được thành công hay không thì cuối cùng đều mong muốn trở về với nơi chôn nhau cắt rốn, về với nơi gọi là quê hương.

Câu thành ngữ Cáo chết ba năm quay đầu về núi còn răn dạy chúng ta không được quên đi cội nguồn của bản thân mình.

>>> Xem thêm: "Máu chảy ruột mềm" nghĩa là gì?


3. Những câu nói hay về cội nguồn

- Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

Khôn ngoan nhớ đức cha ông

- Tháng ba nô nức hội đền

Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay

- Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,

Ăn khoai, nhớ kẻ cho dây mà trồng

- Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,

Ăn gạo, nhớ kẻ đâm xay giần sàng

- Cây có gốc mới nở cành xanh lá,

Nước có nguồn mới bể cả sông sâu.

Người ta nguồn gốc từ đâu,

Có tổ tiên trước rồi sau có mình.

- Lá rụng về cội

- Trâu bảy năm còn nhớ chuồng

- Uống nước nhớ nguồn

- Chim có tổ, người có tông

- Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn

- Ta về, ta tắm ao ta.

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn. 

- Khôn ngoan nhớ đức cha ông

Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ

Đạo làm con chớ hững hờ

Phải đem hiếu kính mà thờ tổ tiên.

- Con người có tố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn.

- Cây kia ăn quả ai trồng

Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.

- Ăn nắm xôi dẻo, nhớ nẻo nhà hàng.

- Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.

- Cây có gốc mới nở cành xanh lá,

Nước có nguồn mới bể cả sông sâu.

Người ta nguồn gốc từ đâu,

Có tổ tiên trước rồi sau có mình.

---------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi: Cáo chết ba năm quay đầu về núi nghĩa là gì Tiếng Việt lớp 5. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn làm tốt các bài tập môn Tiếng Việt. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads