logo

Tìm những từ trái nghĩa nhau Tả hình dáng, Tả hành động, Tả trạng thái, Tả phẩm chất

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất:

- Từ trái nghĩa tả hình dáng: cao – thấp, lớn - bé, mập - gầy, nhỏ nhắn - lực lưỡng, béo múp míp – gầy tong teo.

- Từ trái nghĩa tả hành động: khóc – cười, đứng - ngồi, dứt khoát - lề mề, lên - xuống, ra – vào, nhanh nhẹn – chậm chạp.

- Từ trái nghĩa tả trạng thái: nhanh – chậm, yên tĩnh – náo nhiệt, vui vẻ - buồn bã,…

- Từ trái nghĩa tả phẩm chất: trung thực - gian dối, khiêm tôn - kiêu căng.

Cùng Toploigiai tìm hiểu về từ trái nghĩa để hiểu thêm lý thuyết và áp dụng giải các bài tập tốt hơn nhé!


1. Thế nào là từ trái nghĩa?

Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý… 

Ví dụ như: “Chồng thấp mà lấy vợ cao – Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.

Một câu thơ đưa từ trái nghĩa vào vừa thể hiện sự tương phải về đối tượng nói đến, vừa có vai trò phân tích cụ thể những hiện tượng thực tế trong cuộc sống được đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm của dân gian.

Tuy nhiên, đối với những từ ngữ có vẻ đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa, điều này được thể hiện rõ rệt qua câu nói: “Nhà cậu tuy bé mà xinh” hay “cô ấy đẹp nhưng lười”.

Có thể thấy các cặp từ: bé – xinh; Đẹp – lười nghe ra có vẻ là đối lập nhưng lại không hề, bời chúng không nằm trong quan hệ tương liên.

>>> Xem thêm: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người


2. Sử dụng từ trái nghĩa

- Từ trái nghĩa tạo nên sự đối lập, tô đậm và làm nổi bật hình ảnh và tình cảm khi biểu đạt.

Ví dụ: “Bước cao, bước thấp” 2 từ trái nghĩa logic là “cao” và “thấp”.

Hoặc “Đường dài, đường ngắn”, ta thấy “dài” và “ngắn” trái nghĩa nhau.

- Các từ trái nghĩa được sử dụng với mục đích tạo ra sự tương phản, gây ấn tượng mạnh, khiến lời nói thêm sinh động.

Tìm những từ trái nghĩa nhau Tả hình dáng, Tả hành động, Tả trạng thái, Tả phẩm chất

Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.

Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.

Hoặc “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

- Từ trái nghĩa thường dùng để tạo thế đối, thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

- Dùng từ trái nghĩa để tạo sự cân đối, cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.


3. Bài tập về từ trái nghĩa

Bài 1: Tìm những từ trái nghĩa nhau Tả hình dáng, Tả hành động, Tả trạng thái, Tả phẩm chất

Trả lời:

- Từ trái nghĩa tả hình dáng: cao – thấp, lớn - bé, mập - gầy, nhỏ nhắn - lực lưỡng, béo múp míp – gầy tong teo.

- Từ trái nghĩa tả hành động: khóc – cười, đứng - ngồi, dứt khoát - lề mề, lên - xuống, ra – vào, nhanh nhẹn – chậm chạp.

- Từ trái nghĩa tả trạng thái: nhanh – chậm, yên tĩnh – náo nhiệt, vui vẻ - buồn bã,…

- Từ trái nghĩa tả phẩm chất: trung thực - gian dối, khiêm tôn - kiêu căng.

Bài 2: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm.

a. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí …

b. Trẻ … cùng đi đánh giặc.

c. … trên đoàn kết một lòng.

d. Xa-đa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn ... mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.

Trả lời:

a. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.

b. Trẻ già cùng đi đánh giặc.

c. Dưới trên đoàn kết một lòng.

d. Xa-đa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.

Bài 3: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a. Gạn đục khơi trong

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

c. Anh em như thể chân tay

d. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Trả lời:

Các cặp từ trái nghĩa:

a. Gạn và khơi, đục và trong.

b. Chìm và nổi

c. Nắng và mưa, trưa và tối.

d. Đen và sáng

e. Rách và lành, dở và hay

Bài 4: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

a. Hẹp nhà …bụng

b. Xấu người … nết

c. Trên kính …nhường

Trả lời:

Điền các từ như sau:

a. Rộng

b. Đẹp.

c. Dưới

>>> Xem thêm: Bài tập về Từ trái nghĩa lớp 5 (Có đáp án)

---------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Tìm những từ trái nghĩa nhau Tả hình dáng, Tả hành động, Tả trạng thái, Tả phẩm chất. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn làm tốt các bài tập môn Tiếng Việt. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads