logo

Càng đước là con gì? Cách chăm sóc càng đước?

Hướng dẫn tìm hiểu và khám phá Càng đước là con gì? Cách chăm sóc càng đước?” với kiến thức mở rộng về nguồn gốc, cách chăm sóc càng đước giúp cho chúng ta khám phá nhiều điều thú vị về thế giới động vật.


1. Con càng đước là con gì?

- Con càng đước còn có tên gọi khác là rùa răng, rùa đầu vàng, nó chỉ xuất hiện ở Đông Nam Á và nơi sinh sống chính của chúng chủ yếu là ở các con kệnh, rạch, ao, hồ nước ngọt hay ở những vùng ruộng nước chảy chậm.

- Loài động vật này nổi bật với cái đầu màu vàng hoặc cam, có các đốm đen. Trán, hàm và cổ của Càng đước có màu vàng với các dải sẫm màu hơn. Hàm trên của nó có hai hình chiếu hoặc chỏm nhọn. Mai của nó có màu xám đậm, khá mịn và có hình vòm mạnh mẽ với chiều dài có thể đạt 470mm. Bàn chân của loài rùa này khá lớn và có màng cứng.

- Trên cơ thể của nó có một chuếc mai màu xám đamh, tương đối mịn, đầu có màu vàng hoặc màu cam với nhiều các đốm đen. Quan sát kĩ chúng ta sẽ thấy trán, hàm và cổ của chúng có màu vàng với những dải màu sẫm tối. Hàm trên có những chỏm nhịn.

Càng đước là con gì? Cách chăm sóc càng đước?

- Yếm hai mặt với hình dạng khác nhau: Bờ trước lồi, bờ sau khuyết, bờ bên phần sau lại thẳng, giúp chúng trong như được mặc một bộ giáp  to lớn và mạnh mẽ. Bàn chân của loài rùa này khá lớn và có màng cứng. Càng đước là loài có kích thước cơ thể lớn với chiều dài cơ thể trung bình khoảng từ 50 – 53cm, trọng lượng từ 5 – 10kg. Càng đước trưởng thành có thể đạt tới 15kg. Thức ăn chủ yếu của loài Càng đước là thực vật dưới nước. 

- Hiện nay số lượng càng đước sống tự nhiên rất ít và nó còn có nguy cơ bị tuyệt chủng trong môi trường sống bản địa của nó nên người ta đã tìm cách nuôi chúng trong các ao nhỏ và nhân giống chúng. Vì người ta còn gọi nó là rùa đầu vàng nên hình dáng cơ thể của nó giống con rùa đến 90%.

- Ở nước ta, càng đước đã được nhiều nông dân lựa chọn để nuôi thương phẩm và nhân giống. Tuy nhiên, người dân muốn nuôi phải được ban ngành chuyên môn thẩm định chuồng trại và cấp phép theo quy định.


2. Cách chăm sóc

- Rùa càng đước là một trong những dộng vật quý hiếm nên việc nuôi và chăm sóc chúng cũng rất quan trọng. Khi nuôi rùa càng đước chúng ta cần quan tâm chú ý đến môi trường sống, nguồn thức ăn và cách chăm sóc chúng thì mới cho hiệu quả tốt.

Càng đước là con gì? Cách chăm sóc càng đước? (ảnh 2)

- Càng đước ăn gì?

+ Thức ăn của càng đước nó cũng như các loại rùa khác, chúng là loại ăn tạp neencacs bạn chỉ cần cho chúng ăn các loại tôm tép nhỏ và thỉnh thoảng có thể đổi khẩu vị cho chúng bằng các loại hoa quả, chuối, dâu tây, đậu hà lan, xà chua…

+ Công thức pha thức ăn của càng đước thì rau quả sẽ chiếm 50% và tôm tép chiếm 25% và tốt nhất nên cho chúng ăn các loại tươi sống và có thể cho ăn thức ăn chế biến sẵn, để chúng có thể đủ chất và đủ sức khỏe để sinh trưởng và phát triển.

+ Khi cho càng đước ăn chúng ta nên thái nhỏ thức ăn ra vì chúng không có răng và cho ăn với liều lượng vừa phải, không nên cho ăn một lúc quá nhiều chúng ăn không hết và khiến cho thức ăn dễ bị hỏng.

+ Với tập tính bò sát, nuôi càng đước không hề khó. Tuy nhiên, cần đảm bảo nguồn thức ăn từ công nghiệp để đảm bảo sự phát triển của loài này. Cho càng đước ăn 4 lần/ ngày. Vào lúc 7h, 11h, 15h và 19h. Ngoài ra, bổ sung vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn giúp càng đước đảm bảo sức sống, sức đề kháng cao. Một số cách sử dụng thuốc vitamin C được hướng dẫn chi tiết .

- Chuồng nuôi càng đước

+ Khi làm chuồng nuôi càng đước chúng ta cần lưu ý khu vực nuôi càng thông thoáng và đủ ánh sáng càng tốt, nhiệt độ vừa phải và cần phải có hệ thống thoát nước để rùa có thể phát triển tốt nhất. Chúng ta nên làm bể xây bằng xi măng và đảm bảo chắc chắn, nên có lưới phủ sắt ở phía trên.

+ Diện tích bể cần rộng rãi để chúng có thể di chuyển được thoải mái nhất, loài càng đước khá dễ nuôi và ít bệnh nhưng cũng cần chú ý nguồn nước, luôn giữ sạch sẽ để chúng phát triển một cách tốt nhất. Thường xuyên thay đổi nguồn nước, nếu như môi trường sống bị ô nhiễm thì chúng sẽ bị chậm lớn, ít hoặc bỏ ăn và thậm chí có thể bị chết đột ngột.

- Khi xây dựng hệ thống cho càng đước cần chú ý những vấn đề sau:

+ Vị trí bể nuôi: Thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Có hệ thống thoát nước để đảm bảo thuận tiện cho việc thay nước thường xuyên.

+ Bể nên được xây bằng xi-măng chắc chắn, rào lưới ở phía trên.

+ Diện tích hay độ rộng của bể phải đủ lớn để đảm bảo rằng đủ diện tích cho càng đước di chuyển thuận tiện.

- Cách chăm sóc càng đước

+ Trong quá trình nuôi không thể tránh khỏi việc càng đước bị mắc một số bệnh ngoài da, chúng ta không nên sử dụng nước muối hoặc cồn >70 độ để rửa vết thương của rùa vì như thế sẽ làm cho các tế bào xung quanh bị mất nước và teo tế bào, khiến cho phần vết thương bị hoại tử.

+ Trong trường hợp nếu như càng đước bị thương ngoài da nên sử dụng nước sạch hoặc bột khô, có thể dùng nước muối sinh lý loại 0,9% và cồn dưới 70 độ để làm sạch vết thương bên ngoài. Khi cho rùa ăn không được cho thức ăn đông lạnh mà cần rã đông rồi mới cho rùa ăn để chúng có thể đảm bảo sức khỏe và không bị các chứng bệnh về đường tiêu hóa.

+ Nhằm đảm bảo quá trình sinh sản và duy trì nòi giống tốt hơn. Càng đước  thường đẻ trứng từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Vì vậy, cần chú ý chăm sóc sức khỏe rùa mẹ trước mùa sinh sản thật tốt như thức ăn, nguồn nước, vệ sinh, nghỉ ngơi,..

+ Càng đước đẻ trứng, trung bình một con sẽ đẻ được 3 - 6 trứng, sau 4 - 5 tháng ấp trứng sẽ nở ra con, nếu thời tiết lạnh thì sẽ kéo dài 6 - 7 tháng. Nên cần chú ý về nhiệt độ để đảm bảo trứng trong điều kiện tốt nhất để nở

- Bên cạnh đó nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bằng cách thay đổi khẩu phần ăn thêm vào một số loại có chất dinh dưỡng như đậu hà lan, dâu tây, cà chua trộn thêm tép, tốt nhất tất cả thức ăn nên là còn tươi 

icon-date
Xuất bản : 16/03/2022 - Cập nhật : 25/05/2023