Kiến thức về sinh sản vô tính ở động vật: Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Các hình thức và ứng dụng trong thực tiễn giúp các bạn học tốt môn sinh học.
- Sinh sản vô tính ở động vật là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Phân đôi
+ Xảy ra ở động vật đơn bào.
+ Phân đôi dựa trên sự phân chia nhân và tế bào chất một cách đơn giản bằng cách tạo ra eo thắt.
- Nảy chồi
+ Xảy ra ở bọt biển, ruột khoang.
+ Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con.
- Phân mảnh
+ Xảy ra ở bọt biển, giun dẹp.
+ Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, quan phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới. Cơ thể mẹ phân cắt thành nhiều mảnh, mỗi mảnh lớn lên thành một cơ thể mới.
- Trinh sản
+ Xảy ra ở ong kiến, rệp,…
+ Tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ NST đơn bội.
- Nuôi mô sống:
+ Mô động vật nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng, nhiệt độ thích hợp → mô tồn tại và phát triển.
- Ứng dụng vào hiện tượng nuôi cấy mô ghép mô, chữa bệnh:
+ Tự ghép (Autologous) là phương pháp lấy mô, cơ quan của cơ thể và cấy ghép lại cho chính cơ thể đó. Ví dụ: lấy da ở vùng đùi ghép lên mặt, đầu hoặc nối lại tay, chân bị đứt rời khỏi cơ thể…
+ Dị ghép (Allogeneic) là phương pháp lấy mô, cơ quan của cơ thể một người tương hợp với bệnh nhân cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân. Ví dụ: lấy thận, gan… của người này ghép cho người khác bị hỏng thận, gan.
+ Đồng ghép (Syngeneic) – lấy tế bào từ anh/chị/em song sinh cùng trứng ghép cho nhau.
- Nhân bản vô tính:
Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân → kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi, cơ thể mới → đem cấy trở lại vào dạ con.